Công ty hay doanh nghiệp khi đăng ký thành lập nếu thuộc các trường hợp phải rút hồ sơ thì phải thực hiện thủ tục rút hồ sơ. Khi đó, doanh nghiệp có thể chọn rút hồ sơ thông qua internet hoặc thực hiện trực tiếp. Cho dù thực hiện online hay trực tiếp thì bạn vẫn phải có đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện đúng thủ tục thì mới hoàn tất việc rút hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Khi nào cần rút hồ sơ đăng ký kinh doanh
Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp phải tiến hành rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc trực tiếp. Tuy nhiên, việc rút hồ sơ này phải thỏa mãn những điều kiện của pháp luật.
Tại sao phải rút hồ sơ đăng ký kinh doanh?
Một điều có thể nhận thấy là việc rút hồ sơ đăng ký kinh doanh được tiến hành do ý chí chủ quan của doanh nghiệp, người đăng ký kinh doanh. Việc rút hồ sơ này có thể tiến hành khi doanh nghiệp mắc phải một số sai lầm trong việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp.

Một số nguyên nhân khiến doanh nghiệp chọn thực hiện đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ nhưng nhầm lẫn loại hình đăng ký, chẳng hạn như doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập công ty Cổ phần nhưng lại nhầm thành Công ty TNHH
- Doanh nghiệp nhầm lẫn trong việc nộp hồ sơ thay đổi “tài khoản ngân hàng”, “Ngành nghề kinh doanh” thuộc “Thông báo thay đổi” nhưng lại chọn nhầm thành “Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh” hoặc những thay đổi khác
- Kê khai nhầm các thông tin không đăng ký thay đổi
- Doanh nghiệp xin rút lại hồ sơ do những lý do nội bộ của doanh nghiệp.
Điều kiện để được rút hồ sơ đăng ký kinh doanh
Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp thực hiện công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc xin rút hồ sơ chỉ được thực hiện khi có những điều kiện sau đây:
- Hồ sơ doanh nghiệp nộp để đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp nhận trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị ngừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và gửi đến Phòng Kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi đã nộp hồ sơ.
Đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng
Để xin rút hồ sơ thì doanh nghiệp có thể tiến hành thông qua internet. Tuy nhiên, đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng thì phải có đầy đủ các thông tin theo đúng yêu cầu.
Đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng cần có những nội dung nào?
Doanh nghiệp muốn rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng thì phải gửi đơn đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử thì phải có đầy đủ một số nội dung như:
- Thông tin cụ thể về người làm hồ sơ bao gồm số CMND, địa chỉ, tên, tuổi, ngày tháng năm sinh
- Trình bày rõ nguyên nhân xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Nêu rõ doanh nghiệp muốn rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Ngoài nội dung thì hình thức của mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng cũng phải đúng thể thức. Dù thực hiện online hay trực tiếp thì doanh nghiệp cũng phải trình bày đầy đủ các thông tin nêu trên.
Thủ tục thực hiện rút hồ sơ qua mạng
Sau khi đã chuẩn bị xong đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục sau:
- Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp rồi tiến hành đăng nhập vào tài khoản của mình
- Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công thì chọn vào mục “Danh sách hồ sơ đăng ký” và thấy được mục tình trạng xử lý của hồ sơ
- Bước 3: Tiến hành đăng tải lên Đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng đã được chuẩn bị trước đó
- Bước 4: Nhập mã xác nhận để hoàn tất quá trình nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Kết quả sau khi nộp đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng
Sau khi nộp xong đơn thì trạng thái hồ sơ của bạn sẽ được thay đổi thành “đang nộp”. Khi đó, hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được tự động tiếp nhận và chuyển về Phòng Đăng ký kinh doanh để được xử lý.
Nếu phía Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư nơi nộp hồ sơ tiếp nhận thành công đơn thì tình trạng hồ sơ sẽ chuyển thành “tiếp nhận thành công”. Sau đó, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp.

Trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, phía Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi cho doanh nghiệp. Nếu như chấp nhận đơn xin rút hồ sơ thì trên hệ thống sẽ hiển thị trạng thái “bị từ chối”. Trường hợp nếu như đơn của doanh nghiệp không được chấp nhận thì phía Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục rút hồ sơ đăng ký kinh doanh
Ngoài việc nộp đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng thì doanh nghiệp còn có thể thực hiện thủ tục này trực tiếp tại Sở Kế hoạch Đầu tư nơi nộp hồ sơ. Dù thực hiện online hay trực tiếp thì doanh nghiệp cũng phải tiến hành đúng theo trình tự và thủ tục nhất định.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi rút hồ sơ đăng ký kinh doanh
Với việc nộp đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh thì phía doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ. Một số hồ sơ cần được chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp được đính kèm tại Thông tư 01/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Các giấy tờ tùy thân của người tiến hành nộp hồ sơ.
Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Thủ tục xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh thì bạn tiến hành nộp hồ sơ theo các bước sau đây:
- Bước 1: Mang hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ đến Sở kế hoạch đầu tư nơi đã nộp hồ sơ
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Bước 3: Bởi vì không cần nộp lệ phí nên bạn chỉ cần nộp hồ sơ và đợi phía Phòng Đăng ký kinh doanh phản hồi lại.
- Bước 4: Sau 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn đăng ký, phía Phòng kinh doanh sẽ tiến hành phản hồi lại cho bạn giống như nộp hồ sơ online.

Một số câu hỏi thường gặp khi nộp đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh
Khi nộp đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử hay trực tiếp, doanh nghiệp sẽ gặp phải một vài điểm khó khăn. Một số câu hỏi thường gặp sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn thủ tục trong việc nộp đơn xin rút hồ sơ.
Ai ký đơn xin rút hồ sơ
Trong đơn nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thì có phần chữ ký và được người có thẩm quyền ký. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào liên quan đến việc ai là người có thẩm quyền ký tên trên đơn nộp hồ sơ. Do vậy, người nộp hay người đại diện theo pháp luật của công ty đều có thẩm quyền ký trên hồ sơ này.
Hậu quả khi không thực hiện việc rút hồ sơ
Nếu không thực hiện thủ tục rút hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ không tiến hành nộp được các hồ sơ khác. Bởi vì trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chỉ cho phép doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ. Chính vì thế, doanh nghiệp cần rút hồ sơ để thực hiện những hồ sơ khác của doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp nếu muốn rút hồ sơ thì phải có đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc thông qua Internet. Dù thực hiện online hay trực tiếp thì doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ và thực hiện đúng thủ tục.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment