Điều kiện thành lập Công ty TNHH mà các chủ doanh nghiệp cần biết

điều kiện thành lập công ty TNHH

Ngày nay với sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp thì các nhà kinh doanh có thêm nhiều sự lựa chọn sao cho phù hợp với ngành nghề mà mình kinh doanh. Trong dó, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được khá nhiều người ưa chuộng. Vậy hãy cùng tìm hiểu về những điều kiện thành lập công ty TNHH trong bài viết dưới đây.

Thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH)?

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp mà có tư cách pháp nhân và được phân thành hai loại công ty là TNHH một thành viên và TNHH hai thành viên trở lên. Thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn ban đầu của doanh nghiệp.

thanh lap cong ty 2

Đây là loại hình kinh doanh phổ biến và phát triển mạnh ở thế kỷ 20 ở các nước phương Tây và hiện nay trở nên phổ biến trên khắp thế giới bao gồm Việt Nam. Công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời là một bức phá mới tạo ra tiền đề cho sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới.

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Đây là loại hình công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ và phải tự chịu hoàn toàn về vốn cũng như các khoản nợ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức trong nước và nước ngoài chỉ cần có thể đáp ứng được đầy đủ quyền và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Pháp luật.

cong ty tnhh 1

Công ty TNHH một thành viên được nhiều người lựa chọn bởi cơ cấu tổ chức, vốn và các hoạt động kinh doanh cũng như quyền quyết định sẽ không cần thông qua bất cứ bộ phận nào khác của công ty, hoàn toàn do chủ doanh nghiệp tự chủ. Vì thế, mô hình hoạt động cũng tương đối đơn giản, dễ dàng quản lý.

Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này cũng có rất nhiều mặt nhược điểm như vì bị hạn chế trong việc huy động vốn nên cũng sẽ không được phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu chỉ có thể tự xoay vốn nếu khó khăn hoặc thay đổi mô hình doanh nghiệp.

Và cũng vì thế mà công ty sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận hoặc không thể thực một dự án lớn. Ngoài ra, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng phải chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn các loại hình doanh nghiệp khác và việc rút vốn doanh nghiệp cũng khó khăn hơn bởi phải chuyển nhượng cho một cá nhân hoặc một tổ chức khác.

Tham khảo thêm về danh mục đăng ký ngành nghề đầu tư kinh doanh

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Đây cũng là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân với số thành viên tối thiểu là 2 và tối đa là 50. Thành viên có thể là một cá nhân hay một tổ chức hợp pháp nào đó và chỉ có trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ và tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn ban đầu. Nghĩa là, nếu công ty gặp khó khăn và thiếu nợ thì thành viên sẽ không phải góp thêm tiền để trả nợ cho công ty mà chủ doanh nghiệp phải là người chịu trách nhiệm chi trả khoản nợ đó.

cac thanh vien tham gia gop von

Các thành viên tham gia góp vốn chủ yếu là những người quen, đáng tin cậy hay có thể gọi là “gia đình” nên mức độ rủi ro thấp và việc quản lý sẽ không còn quá phức tạp. Bởi vì có nhiều thành viên, đa phần họ là chủ của một doanh nghiệp tư nhân nên khả năng quản lý cũng như kiến thức về các ngành nghề cũng đa dạng và họ có thể bổ sung cho nhau ở nhiều mặt. Hơn hết tài chính công ty cũng sẽ được tăng cường, nhờ đó mà các hoạt động kinh doanh sẽ ngày càng phát triển mạnh nhiều hơn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chịu nhiều mặt hạn chế trong việc huy động vốn bởi vì không được phát hành cổ phiếu. Và do các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty đối với khách hàng và đối tác thường không được đánh giá cao so với các loại hình doanh nghiệp khác. Ngoài ra, bởi vì mọi quyết định của công ty đều phải thông qua thành viên nên nếu không phải là những người quen biết sẽ phải chịu nhiều ràng buộc nếu có ý kiến trái chiều.

Đây cũng là hình thức thiếu bền vững bởi nếu chỉ cần có một thành viên có suy nghĩ khác biệt thì các công ty sẽ gặp khó khăn và có thể không thể hợp tác nữa. Thêm một rủi ro nữa là nếu có thành viên không trung thực, các bí mật của công ty sẽ rất dễ bị lộ ra ngoài.

Những đặc điểm của công ty TNHH mà chủ doanh nghiệp cần biết

Công ty có tư cách pháp nhân

Công ty TNHH là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp và được sự công nhận cũng như bảo hộ của pháp luật. Vì thế, công ty sẽ có trụ sở, con dấu và tự chịu trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp.

Số lượng thành viên

Thành viên có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức hợp pháp nào đó, tuy nhiên số lượng thành viên không nên vượt quá 50 (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên) bởi đều đó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý.

Trách nhiệm hữu hạn 

Các thành viên góp vốn vào chỉ cần chịu trách nhiệm hữu hạn với công ty. Nghĩa là khi công ty phá sản hoặc giải thể, chủ sở hữu sẽ là người đứng ra chi trả các khoản nợ và thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong khoảng vốn ban đầu đã bỏ vào. Tức là họ sẽ không phải chi trả thêm các khoản nợ khác của doanh nghiệp sau đó.

Vốn đầu tư

Chủ công ty có quyền vay vốn cũng như phát hành trái phiếu để có thể đủ vốn đầu tư (chỉ đối với loại hình một thành viên). Tức nhiên, người phát hành trái phiếu phải trả cho người nắm giữ chứng khoán một khoảng tiền nhất định và phải hoàn trả lại số tiền ban đầu khi đến hạn thanh toán quy định.

von dau tu 1

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có thể huy động thành viên góp vốn và công ty đó sẽ phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần tùy theo chủ sở hữu lựa chọn và tùy theo điều kiện của công ty.

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace

Những điều kiện thành lập Công ty TNHH mà các chủ doanh nghiệp cần biết hiện nay

Tên công ty

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, quy định về tên công ty đều tương tự như thế. Điều kiện vẫn là không được trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã từng đăng ký trước đó.

Trụ sở công ty đã đăng ký

Đây là nơi liên lạc trực tiếp của doanh nghiệp. Trụ sở công ty phải có đầy đủ từ số nhà, số tòa, tên đường, quận, huyện, tỉnh, thành phố. Ngoài ra, mail và số điện thoại cũng là địa chỉ liên lạc cần thiết mà công ty phải cung cấp sau khi đăng ký kinh doanh thành công.

Chủ sở hữu và thành viên

Phải là những người có đầy đủ quyền công dân và có năng lực lực hành vi dân sự. Ngoài ra, các cán bộ, công viên chức nhà nước, sĩ quan quân đội và những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không có năng lực hành vi dân sự, trẻ chưa vị thành niên sẽ không được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Bởi vì những cá nhân hoạt động trong nhà nước, nếu được tự do kinh doanh sẽ dễ gây ra tình trạng dùng của công thu lợi riêng.

Ngành nghề kinh doanh

Các ngành nghề kinh doanh phải thuộc các ngành mà pháp luật không cấm là các ngành nghề mà không gây hại đến các mặt của xã hội, quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên chủ doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động theo pháp luật.

Quy trình để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 

Chuẩn bị hồ sơ và giấy từ cần thiết

Trước khi tiến hành đăng ký hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một số hồ sơ và giấy tờ cần thiết theo quy định.

Đầu tiên, chủ doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin như: tên công ty, vốn góp, thành viên công ty, địa chỉ trụ sở,… để tiến hành làm hồ sơ đăng ký.

Hồ sơ đăng ký sẽ bao gồm các thông tin và giấy tờ như:

– Giấy đề nghị đăng ký để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn đã điền đầy đủ thông tin

– Các điều lệ quy định của doanh nghiệp

– Danh sách thành viên công ty (nếu đăng ký loại hình hai thành viên trở lên)

– Bản sao giấy tờ các giấy tờ tùy thân của chủ doanh nghiệp và thành viên tùy theo là cá nhân hay tổ chức.

Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và thông tin liên quan thì chủ doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi đặt trụ sở công ty.

Xem xét, xử lý hồ sơ

Cơ quản xử lý có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ đó hợp lệ cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn trong 3-5 ngày.

Công bố nội dung thành lập công ty trực tuyến

Sau khi nhận giấy chứng nhận kinh doanh và đóng một số lệ phí cần thiết thì chủ doanh nghiệp cần phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Ngành nghề kinh doanh lên cổng thông tin quốc gia. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn cần phải đăng ký khắc dấu và đăng tải mẫu con dấu lên cổng thông tin nhằm thông báo về con dấu chính thức.

Trên đây là những điều kiện về việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. WinPlace hy vọng thông qua bài viết này, chủ doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để quá trình kinh doanh có thể diễn ra thuận lợi hơn

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng