Thủ tục đăng ký kinh doanh chi tiết với 4 bước đơn giản

Đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là bước bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đi vào hoạt động. Trong giai đoạn này, bạn cần chú ý chuẩn bị đúng hồ sơ, đăng ký theo quy trình để tiết kiệm thời gian, rút ngắn giai đoạn. Thông tin cụ thể về đăng ký doanh nghiệp được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau. 

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là hoạt động của doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục của cơ quan nhà nước nhằm xác lập sự ra đời của đơn vị. Sau bước này, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp được công nhận hoạt động, được bảo hộ với pháp luật Việt Nam hiện hành. 

Trước đây, đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp là hai khái niệm khác biệt. Trong khi đăng ký kinh doanh là hoạt động nhằm xác lập sự ra đời của chủ thể. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký kinh doanh và nhiều hoạt động khác như đăng ký thuế, công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia,… 

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, hai khái niệm này là một. Chúng đều mang ý nghĩa công nhận tính pháp lý của đơn vị sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động. 

Đăng ký kinh doanh

Trước khi hoạt động, doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh để xác lập tư cách pháp lý

 

Điều kiện đăng ký kinh doanh

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư và phát triển kinh doanh, pháp luật Việt Nam dần rút gọn các thủ tục hành chính. Quy trình đăng ký kinh doanh dần trở nên đơn giản thay vì nhiều bước “cồng kềnh”, phức tạp. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn cần đáp ứng một số điều kiện nhất định để được “khai sinh”, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.   

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Theo Hiến pháp 2013, doanh nghiệp có quyền “tự do kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm”. Theo danh mục ngành nghề kinh doanh được ban hành bởi Thủ tướng chính phủ, có 734 ngành kinh tế. Điều kiện về ngành nghề bao gồm:

  • Kinh doanh ngành nghề không thuộc danh mục cấm đầu tư kinh doanh (điều 6, Luật Đầu tư 2020). 
  •  Đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ hành nghề (nếu có yêu cầu);
  • Đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định (nếu có yêu cầu);

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ đại diện đơn vị thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như làm việc với cơ quan nhà nước. Do đó, bạn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định cụ thể:

  • Là cá nhân;
  • Đủ 18 tuổi;
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Không thuộc trường hợp bị cấm thành lập/quản lý doanh nghiệp (khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020). 

Điều kiện trụ sở

Không chỉ cần đáp ứng điều kiện về ngành nghề, đại diện theo pháp luật, trụ sở kinh doanh cũng cần tuân thủ quy định của pháp luật. Chính vì vậy, trước khi đăng ký kinh doanh, bạn cần lựa chọn trụ sở/địa chỉ cho doanh nghiệp. Cụ thể, điều kiện về trụ sở chính bao gồm:

  • Địa chỉ rõ ràng trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Không đặt trụ sở tại chung cư hoặc nhà tập thể;

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam quy định đây là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp. Đòi hỏi đơn vị có thư điện tử, số điện thoại, số fax trong quá trình hoạt động. 

Trong giai đoạn thành lập, sở hữu văn phòng ở vị trí đắc địa khu vực trung tâm không hề đơn giản. Chi phí đắt đỏ khiến nhiều đơn vị lựa chọn sử dụng nhà riêng để đăng ký kinh doanh. 

Đăng ký kinh doanh

Nhiều điều kiện cần lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp

Thay vì thế, bạn có thể sử dụng văn phòng giao dịch Winplace và sở hữu địa chỉ đắc địa tại trung tâm Quận 1. Tại đây, bạn được hỗ trợ tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin bởi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Vị trí trung tâm giúp doanh nghiệp thuận tiện trong quá trình hẹn gặp, làm việc với khách hàng và đối tác. 

Thủ tục đăng ký kinh doanh

Để xác định thủ tục tiến hành đăng ký kinh doanh, đơn vị cần xác định loại hình doanh nghiệp hướng tới. Cụ thể, các loại hình hoạt động được công nhận bởi pháp luật Việt Nam gồm: 

  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH
  • Công ty Hợp danh
  • Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh
  • Hộ kinh doanh

Tùy thuộc vào loại hình, thủ tục đăng ký kinh doanh có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, bạn cần đáp ứng đủ 4 bước với trình tự và cách thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2. Nộp hồ sơ

Bước 3. Nhận kết quả

Bước 4. Sau đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp với 4 bước

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn. Nhìn chung, đơn vị cần chuẩn bị những giấy tờ sau để tiến hành đăng ký hoạt động. 

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập;
  4. Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp;

Xem thêm >>> Chi tiết hồ sơ đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014

Bước 2. Nộp hồ sơ

Hiện nay, để đăng ký doanh nghiệp, đơn vị có thể nộp hồ sơ theo 2 cách:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp
  • Nộp hồ sơ trực tuyến

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp

Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chẳng hạn, khi chọn văn phòng giao dịch tại Quận 1 của Winplace làm địa chỉ kinh doanh, bạn sẽ được hỗ trợ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Quận 1. 

Sau đó, bạn được đơn vị xác nhận nhận hồ sơ bằng Giấy biên nhận. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hay sai sót, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu bổ sung bằng văn bản và gửi đến doanh nghiệp. 

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến

Đăng ký kinh doanh online được nhà nước khuyến khích nhờ giảm áp lực tiếp nhậ hồ sơ lên cơ quan hành chính. Do vậy, nếu lựa chọn đăng ký theo hình thức này, doanh nghiệp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp. 

Thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng tham khảo tại đây. 

Bước 3. Nhận kết quả

Trong 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị. Trường hợp từ chối, bạn sẽ nhận được văn bản nêu rõ lý do của cơ quan này đến địa chỉ đăng ký hoặc thông qua tài khoản đăng ký trực tuyến. 

Bước 4. Sau đăng ký kinh doanh

Quá trình đăng ký doanh nghiệp không dừng lại ở bước nhận Giấy phép kinh doanh. Đơn vị cần tiến hành một số hoạt động bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. 

Tùy thuộc loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thủ tục sau đăng ký có sự khác biệt nhất định. Nhìn chung, đơn vị cần:

  • Treo biển tại trụ sở đăng ký;
  • Công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Kê khai thuế và nộp thuế theo quy định;

Ngoài ra, doanh nghiệp cần hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký và tuân thủ quy định pháp luật. Đơn vị phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Với người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, các quy định về tuân thủ an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia cũng cần được đảm bảo. 

Trường hợp muốn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền cần đến cơ quan đăng ký thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục. Tham khảo chi tiết quy trình thay đổi đăng ký kinh doanh tại đây

Phí và lệ phí đăng ký kinh doanh

Ngoài lệ phí 100.000 nộp cho phòng Đăng ký kinh doanh khi nộp hồ sơ làm giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số khoản phí khác. Cụ thể, các khoản phí này bao gồm:

  • Công bố doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia: 300.000 đồng
  • Ký quỹ mở tài khoản ngân hàng: 1.000.000 – 1.500.000 đồng
  • Phí môn bài: 1.000.000 – 3.000.000 đồng
  • Khắc con dấu: 150.00 đồng – 300.000 đồng
  • Làm bảng tên: 300.000 đồng – 450.000 đồng

Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian, nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê dịch  vụ để đăng ký kinh doanh. Chi phí này dao động từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng tùy đơn vị cung cấp. 

Tuy nhiên, nếu chọn sử dụng văn phòng ảo tại Winplace, bạn được miễn phí dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp được sở hữu địa chỉ kinh doanh đắc địa, trung tâm Quận 1, nâng tầm đẳng cấp doanh nghiệp. Đây cũng là nơi bạn có thể hẹn gặp khách trao đổi, thảo luận và đàm phán. Đồng thời, được hỗ trợ dịch vụ pháp lý trọn gói (từ A – Z thủ tục đăng ký kinh doanh) quảng bá thương hiệu. 

Giấy phép kinh doanh

Lợi ích nhân đôi khi chọn văn phòng trọn gói Winplace

Tiện ích khi chọn văn phòng trọn gói Winplace

Rất nhiều đơn vị đã lựa chọn Winplace để được hỗ trợ tốt nhất về đăng ký doanh nghiệp cũng như khẳng định vị thế trong kinh doanh. Chỉ từ 545.000 đồng/tháng, doanh nghiệp được:

  • Sở hữu địa chỉ kinh doanh đắc địa tại trung tâm Quận 1;
  • Hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong 3 – 5 ngày làm việc;
  • Bảng tên công ty đặt trang trọng tại tầng thuê;
  • Sảnh tiếp khách đẳng cấp;
  • Phòng họp hiện đại với đầy đủ thiết bị (máy chiếu, màn hình LCD, bảng trắng, bút lông,…);
  • Phòng tiếp khách thương gia;
  • Đội ngũ lễ tân chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ, sẵn sàng hỗ trợ;
  • Quảng bá thương hiệu;
  • Trả góp hàng tháng (DUY NHẤT tại WINPLACE)
  • Tổng đài thông minh với số riêng, lời chào chuyên nghiệp, chuyển tiếp cuộc gọi;
  • Máy fax thông minh với số riêng, nhận fax qua email tự động;
  • Dịch vụ tiếp nhận và chuyển tiếp thư đến địa chỉ theo yêu cầu. 

Tham khảo >>> Văn phòng trọn gói Winplace

Kết luận

Thủ tục đăng ký kinh doanh là bước thiết lập và khai sinh cho doanh nghiệp. Đơn vị cần tiến hành đúng theo trình tự của pháp luật để được bảo hộ trong quá trình hoạt động sản xuất. Lựa chọn văn phòng giao dịch Winplace, bạn sẽ được hỗ trợ tiến hành đăng ký doanh nghiệp nhanh nhất. Liên hệ với Winplace để được tư vấn chi tiết và nhận ưu đãi tốt nhất. 

Tiên Nguyễn
Tiên Nguyễn

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng