Tổng quan những thông tin cần biết khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình

đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Trong những năm trở lại đây, việc các hộ gia đình thành lập công ty, doanh nghiệp riêng đang dần trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số ít người vẫn còn chưa thực sự nắm được những thông tin cũng như cách để đăng ký kinh doanh hộ gia đình. Bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ điều kiện, thời gian cũng như thủ tục để đăng ký hộ kinh doanh hộ gia đình cho bạn.

Để đăng ký kinh doanh hộ gia đình cần những điều kiện gì?

Nhà nước hiện nay rất tạo điều kiện cho các cá thể thành lập công ty riêng cho mình. Cho dù vậy, cá nhân mỗi hộ kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đối tượng kinh doanh phải là cá nhân có quốc tịch Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đủ nhận thức, năng lực để chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân trước pháp luật;
  • Hộ kinh doanh phải là do một trong số các thành viên trong hộ gia đình  hoặc một cá nhân đăng ký;
  • Đơn vị kinh doanh sử dụng không quá 10 lao động, có khả năng chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình;
  • Ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
  • Tên dự định đăng ký của hộ kinh doanh phải tuân thủ theo quy tắc của nghị định mới nhất;
  • Để được cấp phép mở hộ kinh doanh, khi đăng ký phải thực hiện nộp đầy đủ các lệ phí theo quy định.
Hộ kinh doanh do phải một trong số các thành viên trong hộ gia đình hoặc một cá nhân đăng ký
Hộ kinh doanh do phải một trong số các thành viên trong hộ gia đình hoặc một cá nhân đăng ký

Những trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh hộ gia đình

  • Những cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, chỉ theo thời vụ, kinh doanh lưu động, không có địa điểm kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất cố định và thu nhập thấp, chẳng hạn như: 
  • Buôn hàng rong, buôn bán dạo;
  • Bán quà vặt: mua bán đồ ăn, thức uống, bánh kẹo… bên vỉa hè;
  • Buôn chuyến: mua và bán lại hàng hóa, đồ ăn theo các chuyến xe, tàu, đò…
  • Những người làm dịch vụ như: vẽ tranh, chụp ảnh, cắt tóc, bán vé số, đánh giày, rửa xe, trông giữ xe, sửa chữa xe, sửa chìa khóa…
  • Những cá nhân, hộ gia đình thực hiện hoạt động sản xuất liên quan đến làm muối;
  • Những cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản hoặc dịch vụ hỗ trợ đánh bắt thủy hải.
Những bán hàng rong, không có địa điểm kinh doanh thường xuyên sẽ được miễn đăng ký kinh doanh
Những bán hàng rong, không có địa điểm kinh doanh thường xuyên sẽ được miễn đăng ký kinh doanh 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình cần những gì?

Trước khi đi đến khâu đăng ký kinh doanh hộ gia đình, trước hết người đăng ký phải chuẩn bị một bộ hồ sơ. Trong hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ, chứng từ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể bao gồm:
  • Tên, giới tính, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, địa chỉ thường trú của đại diện hộ kinh doanh;
  • Số, nơi cấp, ngày cấp CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của cá nhân thành lập hộ;
  • Các phương thức liên hệ như số điện thoại, email, fax, websites;
  • Tên hộ kinh doanh (viết in hoa);
  • Địa điểm văn phòng, trụ sở kinh doanh;
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh (ghi bằng chữ và số);
  • Số lượng lao động.
  • Bản sao công chứng các chứng từ như CCCD/CMND hoặc hộ chiếu đang trong thời gian còn hiệu lực của đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp đồng mượn nhà, hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ đối với chủ hộ là người đứng tên hộ kinh doanh.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề đối với những ngành yêu cầu;
  • Văn bản ủy quyền của những người trong nhà cho chủ hộ đứng ra đăng ký hộ cá thể (nếu có);
  • Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá thể thành lập, phải có biên bản họp gia đình liên quan đến việc thành lập hộ cá thể;

Tham khảo thêm bài viết: Nên thành lập công ty hay hộ gia đình?

Hình thức đăng ký kinh doanh hộ gia đình trực tiếp

Đăng ký hộ kinh doanh hộ gia đình có thể được xem là cơ sở pháp lý chứng minh hộ gia đình tiến hành hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, các đại diện chủ doanh nghiệp trước khi tiến hành đăng ký cần phải nắm được rõ các bước sau:

Bước 1: Người đăng ký tiến hành chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đăng ký thật kỹ lưỡng (theo như mục đã nêu trên)

Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ theo đúng quy định. Người đại diện tiếp tục mang hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh để nộp. Bộ phận dịch vụ công phòng Tài chính – Kế hoạch (bộ phận một cửa) sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho bạn. 

Khi đã nộp hồ sơ thành không, người đăng ký thực hiện nộp đầy đủ các lệ phí. Lệ phí để giải quyết hồ sơ này sẽ do Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định, thông thường sẽ rơi vào mức 100.000 đồng/hồ sơ. 

Bước 3: Sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ xử lý, phê duyệt và gửi thông báo cho đại diện chủ kinh doanh theo như thông tin liên lạc đã cung cấp. 

Nếu như hồ sơ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, bạn sẽ được thông báo đăng ký thành công và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngược lại, nếu như hồ sơ có sai sót hoặc thiếu giấy tờ, bạn sẽ nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi và gửi lại hồ sơ một lần nữa.

Trong trường hợp quá 3 ngày mà chưa nhận được phản hồi về đơn đăng ký kinh doanh, đơn vị có quyền gửi tố cáo, khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Hình thức đăng ký kinh doanh hộ gia đình online

Bên cạnh hình thức đăng ký truyền thống tại cơ sở đăng ký kinh doanh tương đối khó khăn và mất thời gian. Thì giờ đây, các cá nhân, chủ hộ gia đình còn có thể thực hiện đăng ký hộ kinh doanh qua mạng Internet.

Nhìn chung về thủ tục, hồ sơ, lệ phí và thời gian xử lý đơn đăng ký của hai hình thức này tương đối giống nhau. Điểm khác biệt lớn nhất chính là địa điểm nộp hồ sơ. Thay vì phải tốn thời gian, chi phí đi xa để nộp hồ sơ đăng ký như hình thức cũ, với hình thức này người đăng ký chỉ cần ngồi tại nhà để đăng ký. Điều bạn duy nhất bạn cần có là một thiết bị điện tử với kết nối mạng ổn định mà thôi.

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình online hiện đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn
Đăng ký kinh doanh hộ gia đình online hiện đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn

Thông tin cụ thể quy trình đăng ký kinh doanh hộ gia đình online sẽ được trình bày cụ thể trong x bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ, người đăng ký tiến hành scan và lưu trữ toàn bộ hồ sơ dưới dạng file pdf.

Bước 2: Tạo tài khoản đăng nhập

Người dùng sử dụng trình duyệt Internet Explorer để truy cập vào hệ thống Sở kế hoạch và đầu tư thành phố nơi tổ chức hoạt động kinh doanh. Kế đến, click vào Đăng ký trên trình giao diện và điền đầy đủ các thông tin để được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh online.

Tham khảo trang web Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

dang nhap trang web

Bước 3: Tạo giấy đăng ký hộ kinh doanh

Đăng nhập vào tài khoản vừa lập, chọn mục Đăng ký trực tuyến, rồi chọn mục Hộ kinh doanh. Khi này trên màn hình sẽ xuất hiện mẫu đơn giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, bạn lần lượt hoàn thành các mục như sau:

dang ky
  • Mục 1: Tên của hộ kinh doanh viết in hoa.
  • Mục 2: Địa điểm nơi đơn vị dự định tổ chức kinh doanh.
  • Mục 3: Chọn ngành nghề kinh doanh theo Tìm theo mã, Tìm theo tên và Ngành nghề chi tiết. 
  • Mục 4: Số tiền mà đơn vị dùng để làm vốn kinh doanh.
  • Mục 5, 6, 7: Là mục thông tin cá nhân, người đăng ký tự kê khai theo thông tin của bản thân.
  • Mục 8: Nếu mục 6 bạn tick vào Nhóm cá nhân hoặc Hộ gia đình thì mới nhập mục này. Còn nếu tick vào Cá nhân thì có thể bỏ qua mục này.
  • Mục 9: Mục này chỉ dành cho những đơn vị kinh doanh cần đến chứng chỉ theo quy định của Nhà nước.
  • Mục 10: Click vào loại giấy tờ và tải file pdf đã chuyển từ bước 1.

Sau khi hoàn thành đủ 10 mục, bấm chọn Lưu hồ sơ và chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 4: Nộp hồ sơ, in giấy biên nhận

Ở bước này, đại diện doanh nghiệp kiểm tra hết toàn bộ thông tin và giấy tờ đã tải lên một lần nữa. Nếu đã đầy đủ và chính xác hết thì chọn Gửi và nhập mã để xác nhận, sau đó chọn Xem và in để lấy giấy xác nhận đã gửi hồ sơ kinh doanh.

dien thong tin

Bước 5: Tra cứu và nhận kết quả

Người đăng ký vào mục Tra cứu, chọn Hồ sơ đăng ký trực tuyến để kiểm tra thông tin hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ hệ thống sẽ báo Tạo hồ sơ doanh nghiệp, còn nếu không thành công sẽ báo Trả về đi kèm với lý do bị trả về. 3 ngày kể từ khi hồ sơ được duyệt, bạn tiền đến quầy một cửa cơ quan đăng ký nộp lệ phí và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

nhan ket qua

Bài viết vừa rồi đã cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện, thủ tục cũng như các phương thức đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình. Hy vọng thông qua những kiến thức này, chủ doanh nghiệp có thể tự mình đăng ký cho chính đơn vị mình mà không cần chi tiền vào bất kỳ dịch vụ nào bên ngoài. Nếu như trong quá trình thực hiện gặp bất kỳ khó khăn nào đừng quên để lại bình luận bên dưới bài viết để được WinPlace giải đáp nhé!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng