Tổng hợp quy định mới về đăng ký giấy phép kinh doanh có hiệu lực từ 2021

Đăng ký giấy phép kinh doanh

Đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc giúp doanh nghiệp xác định “tư cách pháp lý”. Luật doanh nghiệp 2020 thay thế cho Luật doanh nghiệp 2014 và có hiệu lực từ 01/01/2021 có những đổi mới trong quá trình đăng ký kinh doanh. Cụ thể, những thay đổi ấy là gì? Thông tin được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau. 

Thứ nhất: Mã số doanh nghiệp và mã số bảo hiểm xã hội

Mã số doanh nghiệp, hay thường được gọi là số đăng ký kinh doanh. Đây là dãy số gắn liền với hoạt động của đơn vị từ lúc thành lập đến khi chấm dứt hoạt động. Dãy số này được tạo ra bởi Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia, không trùng lặp giữa các công ty. 

Tham khảo thêm >>> Số đăng ký kinh doanh là gì? 4 điều cần biết về mã số doanh nghiệp

Trước đây, mã số doanh nghiệp và mã số đơn vị bảo hiểm xã hội (BHXH) là hai dãy số độc lập. Tuy nhiên, kể từ ngày 4/1/2021 khi Nghị định 01/2001/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, doanh nghiệp có thể sử dụng mã số doanh nghiệp để khai BHXH. 

Thứ hai: Hoàn phí công bố nội dung đăng ký giấy phép kinh doanh

Một điểm mới về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thể hiện ở hoàn phí công bố. Trong quá trình nộp đơn yêu cầu thành lập doanh nghiệp, đơn vị phải đóng phí công bố thông tin đăng ký. Mức phí này là 100.000 đồng/lần. 

Đăng ký giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp được hoàn phí khi không được duyệt hồ sơ

Tuy nhiên, nếu hồ sơ đăng ký không được xét duyệt, doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh hoàn trả phí này. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản phản hồi của Phòng đăng ký kinh doanh với lý do cụ thể. 

Tham khảo thêm >>> Chi tiết hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh với 4 bước đơn giản

Thứ ba: Ủy quyền đăng ký doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu/chủ doanh nghiệp/người đại diện theo pháp luật có thể tiến hành đăng ký hoặc ủy quyền cho cá nhân/tổ chức khác thực hiện. Đây là điểm giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, rút ngắn quá trình đăng ký kinh doanh khi “nhờ” người khác nắm rõ quy tình, thủ tục thực hiện. Những đối tượng được ủy quyền gồm có:

  • Cá nhân;
  • Tổ chức;
  • Đơn vị cung cấp bưu chính công ích;
  • Đơn vị cung cấp bưu chính không phải là bưu chính công ích

Trong đó đơn vị cung cấp bưu chính công ích và đơn vị cung cấp bưu chính không phải là bưu chính công ích là hai chủ thể mới được ủy quyền. Điểm khác biệt giữa hai đơn vị này là ở chủ thể quản lý. Bưu chính công ích thực hiện công việc, nhiệm vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Trong khi đó, đơn vị bưu chính không phải là bưu chính công ích hoạt động dưới quản lý của tư nhân. 

Trường hợp ủy quyền cho đơn vị bưu chính công ích đăng ký giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh có chữ ký của người có thẩm quyền;
  • Bản sao phiếu gửi hồ sơ (mẫu do đơn vị bưu chính công ích phát hành) có chữ ký của bưu tá và người có thẩm quyền đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 

Trường hợp ủy quyền cho đơn vị bưu chính công ích, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh có chữ ký của người có thẩm quyền;
  • Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy giới thiệu của đơn vị bưu chính công ích cho nhân viên nộp hồ sơ;
  • Bản sao giấy tờ chứng thực của nhân viên thực hiện việc nộp hồ sơ.

Trường hợp ủy quyền cho cá nhân đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh có chữ ký của người có thẩm quyền;
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao giấy tờ chứng thực của cá nhân được ủy quyền.

Trường hợp ủy quyền cho tổ chức đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh có chữ ký của người có thẩm quyền;
  • Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy giới thiệu của tổ chức cho cá nhân trực tiếp đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ chứng thực của cá nhân được ủy quyền. 

Đặc biệt: Văn bản ủy quyền không bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Thông tin trên văn bản ủy quyền phải đầy đủ, bao gồm thông tin liên hệ của bên ủy quyền để xác thực hồ sơ đăng ký. 

Bên cạnh đó, người nhận ủy quyền phải tạo tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia để đăng ký kinh doanh online. Thông tin tài khoản là thông tin của cá nhân  nhận ủy quyền. Hiện nay, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đăng ký kinh doanh qua mạng là yêu cầu bắt buộc. 

Tham khảo thêm >>> Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng chi tiết

Thứ tư: Xử lý khi từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp

Cách đặt tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020. Nhìn chung, quy định này vẫn giống với văn bản Luật trước đó về thành tố, ý nghĩa cũng như quy định về trùng tên. 

Trong trường hợp tên dự kiến thuộc một trong các trường hợp vi phạm quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền từ chối đăng ký. Tuy vậy, theo luật mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp có quyền khởi kiện nếu không đồng ý với quyết định này của cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Đăng ký giấy phép kinh doanh

Xử lý khi không được chấp nhận tên đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp có thể tiến hành khởi kiện theo thủ tục hành chính. Cụ thể, khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong thời hiệu 1 năm kể từ khi nhận hoặc biết về quyết định hành chính. Hồ sơ cần chuẩn bị 2 bản bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (tải mẫu tại đây);
  • Tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện;
  • Bản sao quyết định từ chối cấp Giấy phép kinh doanh do tên dự kiến vi phạm quy định;
  • Giấy ủy quyền (nếu có);
  • Bản sao  giấy tờ chứng thực của người nhận ủy quyền
  • Bàn sản hộ khẩu, giấy tờ chứng thực của người khởi kiện;
  • Bản kê khai tài liệu nộp kèm đơn kiện;

Thứ năm: Đăng ký kinh doanh theo quy trình dự phòng

Khi đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy trình dự phòng, doanh nghiệp không cần tiến hành các thủ tục thành lập tại Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đây là tình huống được xây dựng nhằm rút ngắn thủ tục đăng ký, hỗ trợ doanh nghiệp nếu hệ thống gặp sự cố. Được áp dụng quy trình dự phòng khi:

  • Hệ thống thông tin quốc gia gặp sự cố, xây dựng, nâng cấp;
  • Chiến tranh, bạo luận, hoặc tình huống bất khả kháng khác.

Kết luận

Đăng ký giấy phép kinh doanh cần đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tham khảo các điểm mới theo Luật doanh nghiệp 2020 và thực hiện chuẩn, tiết kiệm thời gian thành lập công ty. Nếu cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, chọn địa chỉ kinh doanh đắc địa, liên hệ với Winplace để được hỗ trợ tốt nhất. 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng