Những quy định của pháp luật về đăng ký con dấu doanh nghiệp năm 2022

đăng ký con dấu doanh nghiệp

Con dấu là 1 phần không thể thiếu trong tất cả các giấy tờ hiện hành của doanh nghiệp. Con dấu sẽ giúp cho các ký kết, giao dịch được công nhận về mặt pháp lý. Đối với những doanh nghiệp vừa thành lập thì đăng ký con dấu là việc làm rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về những quy định của pháp luật về đăng ký con dấu doanh nghiệp năm 2022 nhé.

Quy định về đăng ký con dấu doanh nghiệp năm 2022
Quy định về đăng ký con dấu doanh nghiệp năm 2022

Con dấu doanh nghiệp là gì?

Con dấu doanh nghiệp là phương thức dùng để xác minh giấy tờ cho doanh nghiệp đó. Con dấu có thể có hiệu lực ở bất kỳ hình thức và màu sắc nào. Trên con dấu sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết của doanh nghiệp. Con dấu đóng vai trò vô cùng quan trọng trên tất cả các giấy tờ của doanh nghiệp. 

Chỉ khi có mặt của con dấu doanh nghiệp thì những giấy tờ đó mới có hiệu lực về pháp lý trước mặt pháp luật. Những giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp chỉ được pháp luật thừa nhận khi có đóng dấu của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp khi đã có giấy phép kinh doanh bắt buộc phải đăng ký con dấu tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể thực hiện các quyền pháp lý của mình.

Doanh nghiệp có buộc phải sử dụng con dấu?

Tất cả các doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận hợp pháp đều phải bắt buộc đăng ký con dấu doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ có 1 vài hình thức kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu. 

Theo khoản 1 Điều 49 Nghị định số: 43/2010/NĐ – CP hộ kinh doanh là 1 trong những hình thức kinh doanh không được sử dụng con dấu. Hình thức kinh doanh hộ gia đình không thể dùng con dấu khi trao đổi kinh doanh và ký hợp đồng. Ngoài ra các hình thức kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cũng không được sử dụng con dấu.

Những doanh nghiệp được phép sử dụng con dấu sẽ thường rơi vào 2 trường hợp. Trường hợp đầu tiên là những doanh nghiệp đã hoàn thành và được phê duyệt giấy phép kinh doanh. Trường hợp 2 là làm lại con dấu sau khi thay đổi thông tin công ty. 

Những doanh nghiệp được phép sử dụng con dấu
Những doanh nghiệp được phép sử dụng con dấu

Thủ tục đăng ký con dấu doanh nghiệp

Những tổ chức kinh doanh vừa thành lập muốn đăng ký con dấu thì cần làm những gì? Hãy cùng tìm hiểu về hướng dẫn đăng ký mẫu con dấu cho doanh nghiệp nhé.

Chuẩn bị hồ sơ

  • Thông báo đăng ký con dấu doanh nghiệp.
  • Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép kinh doanh.
  • Mẫu con dấu: Mẫu con dấu doanh nghiệp có thể tự lựa chọn. Mẫu con dấu doanh nghiệp phải chứa đầy đủ thông tin cơ bản về doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp pháp doanh nghiệp nộp hồ sơ cho phòng đăng ký kinh doanh.
  • Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Hoàn thành

  • Sau khi hồ sơ đăng ký được duyệt thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ đăng mẫu con dấu lên trang thông tin điện tử quốc gia về quản lý doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký con dấu doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký con dấu doanh nghiệp

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace

Những lưu ý khi làm mẫu con dấu

Trong quá trình tạo mẫu con dấu doanh nghiệp cần phải chú ý những điều sau đây:

  • Hình dáng con dấu có thể tự lựa chọn.
  • Màu sắc con dấu được tùy chọn.
  • Trên con dấu phải có đầy đủ tên doanh nghiệp, biểu tượng doanh nghiệp,…
  • Trên con dấu không được có quốc hiệu tiêu ngữ.
  • Có thể chọn 2 hình thức tạo mẫu con dấu là: tự khắc con dấu hoặc thuê đơn vị khác thiết kế.
  • Doanh nghiệp có thể có hơn 1 con dấu nhưng tất cả nội dung phải thống nhất với nhau.
  • Theo luật doanh nghiệp năm 2022 thì những quy định về nội dung con dấu đã bị bãi bỏ. Tương ứng với việc doanh nghiệp hoàn toàn có thể quyết định nội dung, hình thức và số lượng con dấu để phù hợp với mình.
Những lưu ý khi làm mẫu con dấu
Những lưu ý khi làm mẫu con dấu

Điều kiện để sử dụng con dấu

Khi nào thì các con dấu có thể sử dụng được? Các doanh nghiệp muốn sử dụng con dấu bắt buộc phải được sử phê duyệt của cơ quan thẩm quyền. Con dấu chỉ có hiệu lực pháp lý khi doanh nghiệp đã hoàn tất hồ sơ đăng ký con dấu doanh nghiệp. Chưa được sự cho phép của các cơ quan chức năng mà đem con dấu ra thực hiện ký kết kinh doanh hay đầu tư là trái với quy định của pháp luật. 

Quản lý con dấu doanh nghiệp như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022 doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc lưu trữ và sử dụng con dấu. Vì con dấu là chứng minh có tính pháp lý của các loại giấy tờ thuộc về công ty nên có thể sử dụng con dấu qua nhiều năm. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng con dấu trong các hợp động trao đổi đầu tư. Tuy nhiên hai bên không được tự ý thỏa thuận về quyền hạn và việc sử dụng con dấu của công ty.

Quản lý con dấu doanh nghiệp
Quản lý con dấu doanh nghiệp

 Trên đây là toàn bộ những thông tin về các quy định của pháp luật khi đăng ký con dấu doanh nghiệp. Những ai đang có ý định mở doanh nghiệp nên tìm hiểu qua các thủ tục này để minh bạch tính pháp lý cho doanh nghiệp của mình. 

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng