Mô tả công việc kế toán kho đầy đủ nhất năm 2022

Công việc của kế toán kho

Công việc kế toán kho không đơn giản mà đóng vai trò rất quan trọng. Trong bất kì quy trình sản xuất nào cũng không tránh khỏi việc dư thừa của hàng tồn kho. Lượng hàng này không chỉ phản ánh được năng lực sản xuất, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mà còn cho thấy được trình độ quản lý kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

Kế toán kho là gì?

Như chúng ta đã biết kế toán kho sẽ có nhiệm vụ chính là quản lý hàng tồn kho. Chính vì vậy nhiều người còn gọi công việc này là kế toán hàng tồn kho. 

Kế toán kho là gì mới nhất năm 2021
Kế toán kho là gì mới nhất năm 2021

Kế toán kho là một vị trí thuộc phòng ban kế toán kiểm toán đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp. Tại nơi làm việc, nhân viên kế toán kho có trách nhiệm quản lý tài chính của kho chứa hàng. Kết quả công ty đạt lợi nhuận hay thua lỗ của công ty là phụ thuộc trực tiếp từ công việc này.  

Người đảm nhận vị trí này sẽ thực hiện các công việc điển hiển hình như giám sát quá trình xuất nhập sản phẩm, kiểm soát số lượng hàng tồn, đối chiếu số liệu so với thực tế để đảm bảo không có bất kỳ sai sót về số liệu. Tránh gây ra những sai số không đáng có làm ảnh hưởng đến ngân sách và thất thoát vốn đầu tư của công ty, doanh nghiệp.

Những công việc kế toán kho – những nhiệm vụ cơ bản

Tùy vào mục đích và quy trình sản xuất của từng doanh nghiệp mà kế toán kho lại có những nhiệm vụ cụ thể riêng. Tuy nhiên nhìn chung tất cả chuyên viên kế toán kho đều phải thực hiện những công việc sau:

Đối với hàng ngày

  • Trực tiếp tham gia kiểm tra số lượng hàng hóa cùng với thủ kho;
  • Kiểm tra các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi xuất hoặc nhập kho;
  • Ghi chép, lưu lại những chứng từ xuất nhập kho, chi phí mua hàng, hóa đơn các mặt hàng đã mua và bán;
  • Lập kế hoạch xuất và nhập các mặt hàng;
  • Tiếp nhận thủ tục và xem xét xem đã đúng quy trình của công ty chưa;
  • Viết báo cáo tình hình nhập, xuất kho;
  • Thường xuyên kiểm tra số lượng và vị trí hàng hóa vật tư trong kho, so khớp xem số liệu thủ kho ghi chép có chính xác không;
  • Chịu trách nhiệm lập biên bản đề xuất và kiểm kê;
  • Đối chiếu và tính toán số liệu phát sinh hàng ngày;
  • Thực hiện hạch toán nghiệp vụ, đảm bảo các chi phí phù hợp với mục đích của công trình;
  • Kiểm tra thường xuyên tình trạng của sản phẩm, hàng hóa. Đối với các mặt hàng có tình trạng hư hỏng cao thì phải loại bỏ nhanh chóng.
Công việc hàng ngày của kế toán kho
Công việc hàng ngày của kế toán kho

Tìm hiểu thêm về Luật kế toán

Đối với hàng tháng

  • Kiểm kê số lượng hàng hóa còn lại sau một tháng;
  • Kiểm tra lại chất lượng hàng hóa xem có bị hư hỏng không;
  • Tổng hợp tiến độ công việc đã thực hiện được trong một tháng;
  • Lập báo cáo tháng tổng kết tình hình xuất và nhập hàng hóa;
  • Triển khai báo cáo, nộp các chứng từ kế toán cho cấp trên về tình hình trong tháng.

Yêu cầu đối với công việc kế toán kho

  • Nắm vững các kiến thức chuyên môn của ngành kế toán;
  • Nắm vững quy trình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của công ty;
  • Thực hiện công việc nghiệp chính xác và đúng quy định;
  • Thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng cơ bản như Word, Excel và phần mềm kế toán chuyên dụng;
  • Có khả năng sắp xếp công việc cũng như thời gian khoa học;
  • Tự tin giao tiếp trước đám đông, trình bày vấn đề tốt, nhanh nhẹn, linh hoạt trước những vấn đề phát sinh; 
  • Tỉ mỉ, cẩn thận, có trách nhiệm với công việc;
  • Có tinh thần cầu tiến, nhiệt huyết với công việc;
  • Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao;
  • Chăm chỉ, trung thực, thật thà;
  • Hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp;

Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà các kế toán kho tương lai cần phải nắm rõ. Mặc dù những yêu cầu trên không quá khó nhưng đòi hỏi phải mất nhiều thời gian để học hỏi, rèn luyện đúc kết nghiệm. Nếu như bạn thực sự yêu thích ngành nghề này, bạn chịu khó tìm hiểu và kiên trì với nó, Winplace tin chắc rằng vào một ngày không xa bạn sẽ sớm trở thành một kế toán viên xuất sắc!

Quyền lợi khi làm công việc kế toán kho

Dù là với bất kì công việc nào đi chăng nữa thu nhập vẫn luôn là điều mà người ứng tuyển mong đợi nhất. Vị trí kế toán kho cùng không ngoại lệ.

Hiện nay, đối với những sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường xin việc tại các công ty nội địa sẽ có mức lương khởi điểm là từ 6-8 triệu đồng. Mức lương sau đó sẽ dần được tăng lên tùy vào năng lực và trình độ của kế toán viên thể hiện trong quá trình làm việc.

Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường
Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường

Đối với những người có thâm niên cao thì sẽ có mức lương cứng từ 10-12 triệu đồng. Ngoài ra, với công việc này các kế toán kho còn được hưởng thêm tiền hoa hồng từ đại lý do số lượng sản phẩm bán ra đạt doanh thu tốt hay tiền từ việc tham dự án, dịch vụ khác. 

Bên cạnh đó, những nhân viên khi đã được ký hợp đồng chính thức sẽ được nhân các đãi ngộ như tăng cấp số nhân lương vào các ngày lễ lớn, hưởng lương tháng 13, hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước. Song, tùy vào từng công ty, doanh nghiệp, nhiều nhân viên còn được hưởng ưu đãi từ các dịch vụ, sản phẩm do chính doanh nghiệp tạo ra.   

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace

Một số tip “hay ho” cho nhân viên kế toán kho

Công việc kế toán kho tuy không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn nhưng lại yêu cầu tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác cao. Sau đây là một số điểm nhỏ nhưng giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt sếp của minh. Còn chần chừ điều gì nữa mà không lấy giấy bút ra và ghi lại ngay.

Khi nhập hàng chú ý tổng hợp lại các chứng từ, hóa đơn xuất nhập hàng theo thứ tự. Theo dõi kỹ càng thời gian nhập hàng, đối với trường hợp nhập hàng sớm hoặc trễ hơn phải ghi chú lại. Sau khi đã nhập liệu và lưu lại thông tin thì chuyển ngay cho bộ phận kinh doanh.

Trong khâu sắp xếp hàng hóa phải chú ý sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Đối với các mặt hàng dễ vỡ cần lưu ý sắp xếp vị trí hợp lý. Ngay khi sắp xếp hàng hóa xong phải kiểm kê ngay lập tức để tránh thiếu hụt. Thường xuyên kiểm tra hàng hóa trong kho, tránh để các mặt hàng mới xuất trước, cũ xuất sau gây ra tình trạng tồn kho không đáng có.

Khi làm thủ tục mua hay đặt hàng kho phải có mặt trực tiếp không thông qua bên trung gian thứ ba. Trước khi ký kết kiểm tra chắc chắn có đầy đủ các hóa đơn và chứng từ liên quan. Ngoài ra, xem coi phiếu ghi trên hóa đơn có trùng khớp với yêu cầu nhập hàng hay không.

Trực tiếp kiểm tra hàng không thông qua bên trung gian thứ 3
Trực tiếp kiểm tra hàng không thông qua bên trung gian thứ 3

Kiểm tra hàng xuất nhập còn tồn thường xuyên, đối chiếu thông tin đã khớp với số liệu trên phần mềm chưa. Đặc biệt chú ý nhất là khâu thời gian, thông tin được nhập phải đúng theo ngày, tháng, năm trên hóa đơn chứng từ. Đối chiếu mức độ tồn kho hiện tại như thế nào để xuất – nhập hàng hóa hợp lý nhất.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa trong kho liên tục để sớm phát hiện các mặt hàng hư hỏng để có biện pháp kịp thời. Trong trường hợp khẩn cấp, phải nhanh chóng báo cáo cấp trên để có giải pháp ngăn chặn mức độ tồn khó xuống mức thấp nhất có thể. 

Có thể nói kế toán kho là một công việc tương đối hấp dẫn và đem đến nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn đang theo học ngành nghề này sẽ có những trải nghiệm mới mẻ và yêu mến công việc kế toán kho hơn. Nếu như bạn còn điều gì thắc mắc muốn được giải đáp đừng ngần ngại để lại bình luôn bên dưới để được WinPlace giải đáp nhé!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng