Với xu hướng kinh tế ngày càng phát triển như ngày nay, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đã có rất nhiều các công ty mới thành lập nhưng chưa hoạt động, có khả năng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề rủi ro có liên quan. Những nội dung hữu ích sẽ được bài viết chia sẻ đến các thương nhân trẻ để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
Vì sao xuất hiện ngày càng nhiều các công ty mới thành lập nhưng chưa hoạt động?
Ngày nay, việc thành lập các doanh nghiệp đã được Nhà nước hết sức tạo điều kiện nhằm giúp các nhà đầu tư có thể phát triển. Các thủ tục pháp lý được quy định hết sức rõ ràng và tối giản ở mức tối đa nhằm tạo nền tảng vững chắc ban đầu cho các doanh nghiệp. Điều này là phù hợp với thực tiễn nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển như ngày nay.

Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền là rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị những loại giấy tờ, hồ sơ cơ bản như người đại diện theo pháp luật, mô hình tổ chức công ty, vốn,… là đã có thể thành lập được cho mình một doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp sau khoảng thời gian luật định.
Bên cạnh những biểu hiện rất tích cực trong thúc đẩy kinh tế phát triển, việc đơn giản hóa trong thành lập các công ty cũng tạo ra những bất cập nhất định. Một trong số biểu hiện điển hình nhất chính là việc gia tăng các công ty mới thành lập nhưng chưa hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiểu theo một cách khác, đây chính là các công ty ma, có tên nhưng trên thực tế thì không kinh doanh.

Vì sao nhiều thương nhân lại lựa chọn việc thành lập công ty nhưng không hoạt động? Lý do điển hình có thể kể đến chính là được vay vốn tại các ngân hàng với những gói dịch vụ có mức ưu đãi cao bằng thủ tục rất đơn giản. Doanh nghiệp cũng là một kênh giúp huy động vốn một cách rất thuận tiện và nhanh chóng.
Tham khảo thêm Luật doanh nghiệp 2020
Các rủi ro pháp lý đối với công ty mới thành lập nhưng chưa hoạt động?
Về căn bản, sau cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị. Các nhà lãnh đạo của công ty được toàn quyền quyết định mọi hoạt động giúp sinh lời cho công ty, miễn là trong phạm vi của giấy phép và không trái pháp luật. Tuy nhiên, công ty mới thành lập nhưng không hoạt động vẫn có thể gặp phải một số rủi ro nhất định.
Có khả năng bị thu hồi giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Một doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp sẽ được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Về cơ bản, lúc này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không có sự can thiệp vào những hoạt động của doanh nghiệp. Miễn là những công việc này không vượt quá phạm vi được cấp phép cũng như không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, kể từ khi được công nhận là một đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân trong tham gia các hoạt động, công ty cũng cần thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Trong số đó, nghĩa vụ về kê khai tài sản theo định kỳ và tài khoản ngân hàng, mã số thuế là những nghĩa vụ đặc biệt quan trọng. Cơ quan quản lý thuế sẽ là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động này của doanh nghiệp.
Cho dù bạn cùng những cộng sự của mình thành lập công ty nhưng không hoạt động, bạn vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ này. Nếu không thực hiện trong khoảng thời gian 01 năm kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, cơ quan quản lý thuế có thể đề xuất thu hồi giấy chứng nhận này. Và đây chính là rủi ro pháp lý dễ gặp phải nhất đối với các công ty “ma”.

Trường hợp này đã được quy định tại pháp luật doanh nghiệp hiện hành về thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh. Cụ thể, nếu doanh nghiệp ngừng kinh doanh trong vòng 01 năm mà không thông báo cho các cơ quan có liên quan sẽ bị thu hồi giấy phép ngay lập tức.
Gánh chịu các hậu quả pháp lý về thuế doanh nghiệp
Bên cạnh việc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khiến các công việc kinh doanh bị ảnh hưởng, chủ sở hữu còn có thể phải gánh chịu các hình phạt. Nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thuế do không kê khai đầy đủ trong khoảng thời gian tuy được thành lập nhưng lại không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

Tùy theo mức độ và khoảng thời gian vi phạm, doanh nghiệp có thể phải chịu các biện pháp xử phạt hành chính theo những quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước. Những hình thức xử phạt bao gồm phạt tiền, buộc thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành như kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể gánh chịu hậu quả liên quan đến trách nhiệm hình sự nếu việc vi phạm nằm trong mức được quy định trong bộ luật hình sự. Người lãnh đạo của công ty cùng các chủ sở hữu khác (nếu có) có thể phải chịu những hình phạt ở mức độ nặng khác nhau tùy theo khung vi phạm. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín, danh dự của họ.
Tham khảo gói dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace
Giải pháp cho việc thành lập công ty nhưng không hoạt động
Thành lập công ty nhưng không hoạt động là một tình trạng rất phổ biến ngày này vì nhiều lý do khác nhau. Tình trạng này không phải là xấu, nhưng bạn vẫn cần chuẩn bị sẵn sàng cho mình những giải pháp để tránh phải những rủi ro pháp lý đáng tiếc mà công ty và những người sở hữu có thể gặp phải.
Thông báo tạm ngừng hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Một trong những cách thức giải quyết vấn đề này được nhiều thương nhân sử dụng là thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền. Giải pháp này sẽ phù hợp với những đơn vị chỉ không hoạt động trong một khoảng thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Điển hình như là lĩnh vực kinh doanh có nhiều biến động, công ty gặp sự cố bất ngờ,…

Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp của bạn được thành lập ban đầu với một mục đích khác mục đích kinh doanh như để vay vốn ngân hàng, để tham gia đấu thầu,… Những dự án đó vẫn chưa đến thời kỳ hoàn tất thì bạn cũng có thể lựa chọn thông báo tạm ngừng hoạt động. Điều này sẽ giúp mục đích của bạn vẫn có thể tiếp tục được thực hiện.
Việc thông báo tạm ngừng hoạt động đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được thực hiện theo những thủ tục do luật quy định. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng chính là cơ quan sẽ tiếp nhận và giải quyết vấn đề tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp.
Thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp
Một giải pháp khác cũng tương đối phổ biến đối với các công ty mới thành lập nhưng chưa hoạt động và chủ sở hữu cũng không còn nhu cầu kinh doanh. Đó chính là thực hiện thủ tục giải thể cho doanh nghiệp. Tương tự như thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục giải thể cũng được đánh giá là rất đơn giản. Các cơ quan nhà nước cũng rất tạo điều kiện để bạn hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.

Khi tiến hành giải thể đối với doanh nghiệp, bạn cũng cần đồng thời tiến hành giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến công ty của mình. Các khoản nợ của công ty (nếu có), kê khai và nộp phần thuế còn thiếu đối với cơ quan quản lý thuế,… là những nghĩa vụ cuối cùng của công ty trước khi giải thể.
Các công ty mới thành lập nhưng chưa hoạt động là một trong những tình trạng mà nhiều thương nhân gặp phải. Hy vọng qua những thông tin hữu ích mà bài viết chia sẻ, bạn có thể nắm bắt được những rủi ro pháp lý mà công ty có thể gặp phải cũng như cách thức giải quyết sao cho phù hợp. Chúc bạn sẽ thật thành công trên con đường lập nghiệp của mình nhé!
WinPlace chúc các Doanh nghiệp thành công!
Add Comment