Công ty mới thành lập cần làm những gì? Doanh nghiệp mới thành lập có những thứ thuế nào? Đã không ít những câu hỏi, thắc mắc của chủ sở hữu được đặt ra khi muốn xây dựng một Công ty.
Nếu không triển khai sớm những việc quan trọng ngay khi thành lập công ty thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử phạt theo đúng quy định.
Đăng công bố thành lập Công ty

Công ty mới thành lập cần làm những gì? Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các Công ty sẽ làm theo quy định của nhà nước tại Điều 32 Luật Doanh Nghiệp 2020. Đó là doanh nghiệp sẽ phải đăng công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí công bố: 100.000 đồng/lần.
Nội dung triển khai bao gồm các mục đã đăng ký để được cấp giấy chứng nhận. Thời hạn tối đa để thực hiện thông báo này là 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp thực hiện.
Tham khảo thêm bài viết: Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập doanh nghiệp
Treo bảng hiệu tại văn phòng

Việc treo biển hiệu tại nơi đăng ký doanh nghiệp là việc quan trọng không thể bỏ qua khi Công ty đi vào hoạt động chính thức. Không có quy định chung cho kích thước của bảng hiệu, các đơn vị có thể thực hiện tùy ý hoặc dựa vào mặt bằng Công ty.
Tuân thủ theo Điều 34 Luật Quảng Cáo, nội dung bảng hiệu phải có những thông tin sau: Tên Công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp. Đây là những thông tin bắt buộc phải giống với những gì người thành lập đã đăng ký trước đó.
Nếu chủ sở hữu làm biển hiệu có những thông tin không chính xác, Công ty sẽ bị phạt nếu cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện ra. Việc này cản trở rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh cũng như xuất hóa đơn.
Ngoài ra, logo trên biển hiệu phải làm theo quy định, tức là ít hơn 20% diện tích biển hiệu. Đồng thời, không viết thêm vào thông tin về hàng hóa và dịch vụ. Có thể treo bảng hiệu ở bất cứ đâu nhưng không được che chắn lối thoát hiểm, cứu hỏa, gây ảnh hưởng giao thông và lấn chiếm lòng lề đường.
Hơn nữa, bảng hiệu doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết để sử dụng hóa đơn điện tử lần đầu. Vì thế, chúng ta cần chuẩn bị thật tốt ở bước này để các hoạt động sau đó được diễn ra suôn sẻ.
Với văn phòng giao dịch tại Winplace, chỉ từ 545.000 đồng/tháng, doanh nghiệp có thể sử dụng địa chỉ để đăng ký kinh doanh và giao dịch. Không chỉ vậy, đơn vị được đặt biển hiệu tại đây thể hiện sự hiện hữu trong tòa nhà đẳng cấp Citilight 45 Võ Thị Sáu, khu vực trung tâm Quận 1.
Đăng ký chữ ký điện tử

Chữ ký số hay còn gọi là chữ ký điện tử là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua internet. Chúng dùng để thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo quy định của pháp luật. Đây là thiết bị với nhiều chức năng, có thể kể đến như: kê khai thuế, hải quan,giao dịch chứng khoán, ký hóa đơn, kê khai bảo hiểm xã hội,….
Doanh nghiệp hoặc người đại diện cũng có thể dùng chữ ký điện tử để ký hợp đồng với đối tác qua các cổng thông tin trực tuyến mà không cần gặp mặt. Chỉ với một thao tác đó là ký vào file hợp đồng và gửi qua email. Do đó, đây chính là công cụ hữu ích, đơn vị cần trang bị để hoạt động trơn tru, thuận tiện.
Phát hành hóa đơn điện tử cho Công ty

Hóa đơn điện tử là chứng từ xác nhận thông tin giao dịch và mua bán hàng hóa được thể hiện dưới dạng điện tử. Kể từ năm 2019, doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải phát hành hóa đơn điện tử khi phát sinh giao dịch. Do đó, đơn vị cần đăng ký sử dụng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Để thực hiện dịch vụ hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể tìm đến một số nhà mạng để được cung cấp thông tin chi tiết, giá cả và là hỗ trợ toàn bộ quá trình. Sau khi được cơ quan thuế phê duyệt, đơn vị sẽ được phép sử dụng ngay.
Một số nhà cung cấp bạn có thể tham khảo gồm: MISA, E-Invoice, Vina, New Invoice,… Đây đều là những phần mềm hóa đơn điện tử được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và đánh giá cao.
Mức giá hóa đơn tùy thuộc vào gói doanh nghiệp lựa chọn. Chẳng hạn, với gói 300 hóa đơn, mức phí từ 260.000 đồng – 400.000 đồng. Khi lựa chọn gói càng cao, bạn sẽ tiết kiệm được càng nhiều chi phí.
Các vấn đề về thuế

Các loại thuế mà Công ty cần phải nộp cho nhà nước bao gồm: Thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN, quyết toán cuối năm, tình hình sử dụng hóa đơn,… Doanh nghiệp phải kê khai và đóng theo quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa hoặc mới thành lập, các bạn kế toán viên chưa có kinh nghiệm thì chúng ta nên sử dụng dịch vụ kế toán bên ngoài. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm có thể hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề thuế nhằm tối ưu thời gian cũng như chi phí.
Đăng ký tài khoản ngân hàng riêng cho Công ty

Công ty mới thành lập cần làm những gì thì mở tài khoản cho Công ty cũng là một trong những việc hết sức quan trọng. Tài khoản ngân hàng riêng mang lại nhiều sự tiện lợi trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh.
Sau khi mở thành công tài khoản, các doanh nghiệp phải báo cáo lên Sở KH&ĐT trong vòng 10 ngày để họ nắm thông tin và kiểm soát các giao dịch. Một tài khoản chỉ được dùng cho một doanh nghiệp nhưng một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.
Tham khảo thêm bài viết: TP. HCM hỗ trợ doanh nghiệp vốn trên 100 tỷ đồng
Kết luận
Các thông tin vừa rồi đã giải đáp cho mọi người về câu hỏi “Công ty mới thành lập cần làm những gì?”. “Đầu xuôi đuôi lọt” là những gì mà người xưa thường quan niệm.
Vì thế, chủ doanh nghiệp trước khi đưa Công ty đi vào hoạt động cần thực hiện đầy đủ các bước quan trọng để không xảy ra bất kỳ cản trở nào.
Nếu cần thêm thông tin, bạn hãy liên hệ ngày WinPlace để được giải đáp thắc mắc nhé.
Add Comment