Công chức có được thành lập doanh nghiệp không?  

công chức có được thành lập doanh nghiệp không

Hiện nay, xu hướng thành lập doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, không phải không phải đối tượng nào cũng được pháp luật cho phép thành lập. Vậy công chức có được thành lập doanh nghiệp không? Qua bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu liệu công chức có phải là đối tượng pháp luật cho phép thành lập doanh nghiệp.

Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm và được hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Dưới đây là những chức danh công chức bao gồm:

  • Các cơ quan của đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến địa phương.
  • Cơ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gồm cả công an, quân đội chuyên nghiệp. 
  • Cơ quan, đơn vị của Công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, hay hạ sĩ quan, công nhân quốc phòng chuyên nghiệp. 
  • Cơ quan, tổ chức chính trị xã hội hay đơn vị sự nghiệp công lập nằm trong biên chế và hưởng lương ngân sách Nhà nước.
Công chức bao gồm rất nhiều chức vụ khác nhau
Công chức bao gồm rất nhiều chức vụ khác nhau

Công chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Công chức có được thành lập doanh nghiệp không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định tại khoản 1 điều 17 luật doanh nghiệp năm 2022 được đề cập như sau:

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam trừ các đối tượng sau:

  • Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị công an, quân đội có sử dụng tài sản Nhà nước thành lập công ty kinh doanh thu lợi riêng cho đơn vị mình.
  • Cán bộ, công chức, viên chức thuộc sự quản lý của Nhà nước.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân viên chức quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp. Công nhân công an trong các đơn vị, cơ quan của Công an nhân dân Việt nam. Không bao gồm những người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý phần góp vốn Nhà nước ở doanh nghiệp hay quản lý doanh nghiệp Nhà nước đó.
  • Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, trư những người được cử làm đại diện trong việc  phần góp vốn Nhà nước ở doanh nghiệp Nhà nước ở doanh nghiệp khác.
  • Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, không làm chủ được hành vi, người bị hạn chế trong nhận thức…
  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, chấp hành phạt tù, bị tòa án cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính…
  • Các tổ chức thuộc pháp nhân thương mại thuộc hoạt động cấm hoạt động, cấm kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc quy định Nhà Nước.

Như vậy, theo quy định này thì công chức sẽ là đối tượng không được thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam. Bởi vì:

  • Công chức là những người quản lý, trực tiếp đảm nhiệm các công việc liên quan ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Từ đó, ngăn chặn được tình trạng chuộc lợi, tham nhũng có thể xảy ra.
  • Nếu công chức vừa là nhà quản lý, làm việc vừa là nhà kinh doanh sẽ dẫn đến tiêu cực, biến doanh nghiệp của mình thành sân sau để thu lợi bất chính.
Công chức không được thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Công chức không được thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Công chức có quyền góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp không?

Mặc dù không được thành lập doanh nghiệp nhưng công chức lại được quyền góp vốn, mua cổ phần ở các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Công chức không được tham gia quản lý, điều hành công ty ( Được quy định tại khoản 2, điều 20, luật phòng chống tham nhũng)
  • Trường hợp nếu là người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước thì không được góp vốn vào những công ty hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề mà người đó trực tiếp quản lý (Được quy định tại khoản 4, điều 20, luật phòng chống tham nhũng).

Ngoài ra, việc góp vốn của công chức cũng được giới hạn quy định một số khoản nhất định. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà việc góp vốn, mua cổ phần được quy định như sau:

  • Nếu là công ty cổ phần thì công chức chỉ được tham gia với tư cách là một cổ đông góp vốn. Đặc biệt, không được tham gia với tư cách người thuộc Hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của công ty đó.
  • Nếu là công ty hợp danh thì công chức có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn và không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh của công ty.
  • Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn thì công chức không được góp vốn. Bởi vì nếu góp vốn ở loại hình này sẽ là người có quyền quản lý.       
Các loại ngành nghề khác nhau sẽ có mức góp vốn, mua cổ phần khác nhau
Các loại ngành nghề khác nhau sẽ có mức góp vốn, mua cổ phần khác nhau

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace

Điều kiện thành lập công ty bạn có thể tham khảo

Để thành lập doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu kỹ các yếu tố liên quan. Điều này giúp quá trình thành lập doanh nghiệp của bạn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Sau đây là một số điều kiện cơ bản:

  • Ngành nghề kinh doanh: Thuộc trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân, không phải các ngành nghề bị nhà nước cấm đầu tư.
  • Vốn: Phải đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề theo yêu cầu.
  • Chủ thể doanh nghiệp: là các tổ chức cá nhân ở Việt Nam hay ở nước ngoài trừ các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp.
Một số điều kiện thành lập doanh nghiệp bạn có thể tham khảo
Một số điều kiện thành lập doanh nghiệp bạn có thể tham khảo

Thắc mắc công chức có được thành lập doanh nghiệp không đã được chia sẻ cụ thể. Từ những quy định trên có thể khẳng định công chức không thể thành lập công ty. Với quy định này phần nào giúp ngăn chặn tiêu cực, phòng chống tham nhũng.

0653Oj2iyNd6dfTiyum5waiV0VzDHlCku86GRgB4wre03T4Na6j0m spkhzR5UnsNQaDGCOnDi7WkGYKw4cKwdzbiDJJs9Shh5qMmjSeJep7mCwuUiKmZCN1QRbVTU1MHYWochDnVNqoJUsVUyM

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng