[Góc giải đáp] – Tại sao cơ quan nhà nước không thành lập doanh nghiệp?

cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là quyền của mọi cá nhân, tổ chức nhằm mục đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành vẫn có những quy định cấm một số chủ thể nhất định được phép thành lập doanh nghiệp. Trong đó, tại sao cơ quan nhà nước không thành lập doanh nghiệp nhận được sự quan tâm rất lớn. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích thông qua bài viết dưới đây. 

Tại sao cơ quan Nhà nước không thành lập doanh nghiệp?

Nền kinh tế thị trường của Việt Nam ngày càng phát triển đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các cá nhân, tổ chức thành lập các doanh nghiệp nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong khi hầu hết mọi chủ thể đều được Nhà nước trao quyền được thành lập doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước lại bị cấm thực hiện điều này. Vậy tại sao các cơ quan Nhà nước lại không được phép thành lập các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cơ quan nhà nước là chủ thể không được phép thành lập doanh nghiệp
Cơ quan nhà nước là chủ thể không được phép thành lập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ quan Nhà nước là một trong những chủ thể bị cấm thành lập doanh nghiệp. Căn cứ pháp lý cụ thể cho trường hợp này được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Phòng chống tham nhũng năm 2020. Bên cạnh đó, các văn bản dưới luật bao gồm các nghị định, thông tư do Chính phủ và các Bộ có liên quan ban hành cũng đã thể hiện rõ nét điều cấm này. 

Điều này được ghi nhận trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành
Điều này được ghi nhận trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cơ quan Nhà nước không được sử dụng tài sản của Nhà nước để thành lập doanh nghiệp. Tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng có quy định thêm về việc cơ quan nhà nước không được phép tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty hợp danh. 

Điểm a khoản 4 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đã quy định về khái niệm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị đã được nhắc đến tại khoản 2 và khoản 3. Theo đó, cơ quan nhà nước sử dụng nguồn ngân sách do Nhà nước cấp nhằm đảm bảo các hoạt động của mình để thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào các mô hình doanh nghiệp. Khoản đầu tư này sau đó giúp cơ quan thu được lợi nhuận sẽ được xem là nguồn lợi riêng không hợp pháp. 

Nguyên nhân vì sao cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp?

Việc Nhà nước quy định các cơ quan thuộc bộ máy của mình không được phép tham gia thành lập doanh nghiệp là một điều rất cần thiết. Bởi lẽ, khác với các cá nhân hoặc tổ chức khác, nguồn vốn được sử dụng để thành lập doanh nghiệp của chủ thể này thường chính là nguồn ngân sách do Nhà nước cấp. Mục đích chính của nguồn tiền này là nhằm đáp ứng cho các mục tiêu kinh tế – xã hội đã được đề ra ban đầu. 

Nếu như cho phép các cơ quan nhà nước được phép sử dụng tiền từ ngân sách Nhà nước sẽ dễ gây ra tình trạng thất thoát dòng tiền. Từ đó, gây ảnh hưởng đến những mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội,… đã được đặt ra từ ban đầu. Điều này sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến đất nước, đến chính sự uy tín và danh dự của cơ quan nhà nước. 

Quy định cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp là nhằm phòng chống tham nhũng và thất thoát ngân sách
Quy định cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp là nhằm phòng chống tham nhũng và thất thoát ngân sách

Bên cạnh đó, một trong những lý do khác giải đáp cho câu hỏi tại sao cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp chính là tránh trục lợi cá nhân. Cơ quan nhà nước có bộ máy hoạt động hoàn chỉnh, đặt dưới sự quyết định của Thủ trưởng cơ quan và sự quản lý, giám sát từ cơ quan cấp trên. Trong đó, các vấn đề liên quan đến tài chính thường sẽ do Thủ trưởng cơ quan quyết định. 

Nếu như để Thủ trưởng cơ quan sử dụng dòng tiền của Nhà nước thành lập doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiền “chạy” vào túi của cá nhân. Ngoài ra, nếu việc kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả, không sinh lợi sẽ dẫn đến hậu quả thâm hụt nguồn tiền phục vụ cho các mục tiêu xã hội. Do đó, Nhà nước quy định cấm cơ quan nhà nước được thành lập doanh nghiệp là điều hoàn toàn cần thiết. 

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace

Những trường hợp ngoại lệ khi cơ quan nhà nước được quyền thành lập doanh nghiệp

Theo tinh thần của pháp luật hiện hành, việc cơ quan nhà nước được thành lập doanh nghiệp là điều hoàn toàn không thể. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có những quy định rải rác tại các văn bản pháp luật có liên quan về những trường hợp ngoại lệ cơ quan Nhà nước được phép thành lập doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp luật định, cơ quan nhànước được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp đặc thù
Trong một số trường hợp luật định, cơ quan nhànước được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp đặc thù 
  • Trường hợp thứ nhất là việc cơ quan nhà nước sử dụng nguồn tiền không là tài sản của Nhà nước để thực hiện việc thành lập doanh nghiệp. Đây là điều có thể loại trừ được từ quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 khi pháp luật chỉ cấm sử dụng tài sản của Nhà nước. Điều này là nhằm tránh việc thất thoát ngân sách của Nhà nước.
  • Trường hợp thứ hai chính là việc trong một số trường hợp nhất định, pháp luật cho phép Nhà nước được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp nhất định. Danh mục các doanh nghiệp này sẽ do Chính phủ ban hành và cho phép các cơ quan đầu tư dưới hình thức góp vốn và tham gia quản lý trực tiếp. Trường hợp thường gặp ở các doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực độc quyền của Nhà nước. 

Tại sao cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều chủ thể khác nhau. Với những thông tin hữu ích được bài viết chia sẻ có thể đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bản thân và những người xung quanh mình. 

YQRM006ko

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng