Một kế toán trưởng có đầy đủ năng lực và trình độ chuyên môn chiếm vị trí, vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Theo đó, mỗi cá nhân khi muốn làm việc ở vị trí này cần phải có thêm chứng chỉ nghiệp vụ theo quy định. Vậy chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn trong bao lâu? Đọc bài viết để có thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong một doanh nghiệp
Nhiệm vụ và trách nhiệm của kế toán trưởng được quy định rõ ràng và cụ thể bởi các nghị định hiện hành. Ngoài ra, họ cũng cần phải hoàn thành các công việc cụ thể khác do ban lãnh đạo giao phó trong quá trình làm việc. Dưới đây là một số vấn đề mà bất cứ một kế toán trưởng nào cũng cần phải phụ trách:
Quản lý công việc của phòng kế toán đảm bảo đúng pháp lý
Các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn đều phân chia nhân viên về từng phòng ban với các công việc cụ thể khác nhau. Theo đó, mỗi đơn vị cần có một người đứng đầu, có trách nhiệm quản lý hoạt động chung, nhận thông tin từ ban lãnh đạo và triển khai công việc cho cả tập thể.

Với bộ phận kế toán – một trong những lĩnh vực chủ chốt đối với hoạt động tài chính của công ty thì lại càng phải có kết cấu khoa học, hoàn chỉnh. Theo đó, người kế toán trưởng được lập ra có nhiệm vụ quản lý và giám sát khâu pháp lý chung của phòng ban này. Họ cũng là người trực tiếp nhận nhiệm vụ thực hiện giao dịch với phía ngân hàng, đảm bảo mọi vấn đề đều đúng pháp lý.
Quản lý sổ sách
Công việc kế toán doanh nghiệp luôn gắn liền với chứng từ, sổ sách, báo cáo về tài chính… Kế toán trưởng sẽ có thể không phải là người trực tiếp thực hiện các vấn đề trên nhưng lại là người kiểm tra tất cả các sổ sách, giấy tờ. Họ cần đảm bảo rằng mọi dữ liệu, số liệu đều đúng, chuẩn, không có chênh lệch hay sai sót.

Quản lý việc quyết toán
Vào mỗi cuối năm, các đơn vị doanh nghiệp luôn có giai đoạn kiểm toán, quyết toán các khoản thu chi, kiểm kê tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, kế toán trưởng sẽ là người trực tiếp trao đổi các vấn đề này với ban lãnh đạo cũng như các bên có liên quan.

Không những thế, các phiên làm việc này cũng có thể diễn ra đột xuất theo yêu cầu của người có thẩm quyền. Vì vậy, kế toán trưởng luôn cần phải ở trong tâm thế sẵn sàng. Cùng với đó, họ luôn cần phải đảm bảo tính chính xác và hợp pháp trong công việc kiểm toán, kiểm tra dữ liệu để xuất trình ngay khi cần.
Lập báo cáo tài chính
Lập báo cáo cũng là công việc nằm trong danh mục những nhiệm vụ cơ bản của một kế toán trưởng. Theo đó, tùy thuộc vào quy định của ban lãnh đạo mà tiến hành theo thời gian đã quy định. Thông thường, báo cáo sẽ được hoàn thành theo từng quý và cuối năm.

Hỗ trợ lập kế hoạch liên quan đến tài chính
Kế toán trưởng cũng là người nắm rõ nhất mọi khả năng tài chính, dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, họ cũng có thể để xuất những dự toán, phương hướng hoạt động đến cấp trên.

Dựa vào những số liệu thực tế, người này có thể phân tích khách quan, nhìn ra những rủi ro có thể xảy ra để kịp thời có phương án xử lý. Từ đó, góp phần lớn trong quá trình duy trì hoạt động của đơn vị.
Điều kiện để trở thành kế toán trưởng
Để có thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện, bởi lẽ đây là công việc mang nhiệm vụ và trách lớn trong một tập thể. Nhìn chung, có 3 khía cạnh cần phải đảm bảo: chuyên môn – nghiệp vụ, bằng cấp – chứng chỉ và phẩm chất – đạo đức.
Đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ
Để làm một kế toán trưởng, trước hết bạn phải là một kế toán có đầy đủ kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ. Những điều này được đúc kết trong quá trình học tập tại các cơ sở cũng như có kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại phòng kế toán. Về chuyên môn của ngành nghề kế toán, cần phải đạt trình độ từ trung cấp.

Đồng thời, người được chọn ở vị trí đứng đầu bộ phận kế toán phải có kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành. Trong đó, với người ở trình độ đại học thì cần có thời gian làm việc về kế toán tối thiểu là 2 năm. Người ở trình độ trung cấp trở lên cần làm việc về kế toán tối thiểu trong 3 năm.
Đảm bảo về các loại chứng chỉ
Trước hết, không thể không kể đến bằng cấp thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: bằng tốt nghiệp ngành nghề về kế toán (trung cấp/cao đẳng/đại học). Các chứng chỉ bổ sung về ngoại ngữ hoặc tin học văn phòng (tùy vào từng doanh nghiệp).

Song, một loại chứng chỉ bắt buộc, có tầm quan trọng mà bạn cần có chính là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng. Nghị định 199 của Bộ Tài Chính đã quy định về việc học/cấp giấy công nhận cũng như việc chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu.
Đảm bảo về phẩm chất nghề nghiệp
Kế toán trưởng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Điều này giúp ban lãnh đạo và mọi người có được lòng tin và giao trọng trách quan trọng trong phòng kế toán. Không chỉ là vị trí kế toán trưởng mà một kế toán viên thông thường cũng cần phải có các tố chất như: trung thực, liêm chính, rõ ràng, minh bạch, chấp hành đúng pháp luật.
Thông tin cần biết về chứng chỉ kế toán trưởng
Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ luôn hết mình với công việc, mong muốn khẳng định khả năng bản thân với những vị trí cao như kế toán trưởng. Tuy nhiên, nỗ lực thôi chưa đủ, bạn cần có các chứng chỉ yêu cầu. Dưới đây là thông tin cần biết về chứng chỉ kế toán trưởng.
Học viên đạt được những gì sau khi học chứng chỉ kế toán trưởng?
Trước hết, cần hiểu rõ rằng chứng chỉ này là điều kiện cần thiết giúp các bạn có cơ hội làm việc tại vị trí kế toán trưởng của doanh nghiệp. Sau một lớp học bồi dưỡng, bạn sẽ được cấp giấy công nhận từ Bộ Tài Chính.
Nội dung của khóa học trang bị cho học viên mọi kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kiểm toán. Đồng thời, qua từng thời kỳ, khóa học sẽ cập nhật những nội dung mới nhất và cần thiết nhất để nâng cao nghiệp vụ ngành nghề.
Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu?
Theo khoản 4, điều 9 của thông tư 199/2011/TT-BTC, chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc, sau 5 năm, nếu bạn có nhu cầu cấp lại chứng chỉ thì cần phải tham gia học lại các khóa bồi dưỡng.

Với tính chất luôn đổi mới và nâng cao nội dung nên các cơ quan đã đặt ra thời hạn của loại giấy chứng nhận này. Theo đó, để đáp ứng được yêu cầu của đơn vị doanh nghiệp cũng như nhu cầu chung của xã hội, người học cần phải tham gia các khóa học mới.
Quá trình học bồi dưỡng để lấy chứng chỉ
Để có thể học lớp bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng, trước hết bạn cần đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định hiện hành. Nhìn chung, những yêu cầu này khá giống với yêu cầu để trở thành kế toán trưởng đã được đề cập trước đó. Cụ thể là yêu cầu về phẩm chất – đạo đức, yêu cầu về chuyên môn – nghiệp vụ. Ngoài ra, bạn cần phải có thông tin xác nhận từ đơn vị mà mình đang công tác.
Hiện nay, nhiều người nhầm tưởng rằng giấy chứng nhận sẽ được Bộ Tài Chính trực tiếp cấp phát. Tuy nhiên, thực tế thì cơ quan này chỉ quản lý thông qua mã số đơn vị cấp phép và phôi “chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng”. Chính vì vậy, để đảm bảo giá trị của giấy chứng nhận, bạn cần lựa chọn nơi đào tạo chính quy, uy tín và chất lượng.
Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu và có giá trị sử dụng như thế nào đều là những thông tin quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Điều này giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo và có kế hoạch cụ thể trong công việc của mình. Có thể nói, đây là vị trí công việc đòi hỏi nhiều nghiệp vụ và khả năng chuyên môn cao. Hãy không ngừng học tập, phát triển bản thân để thành công hơn nhé!
Liên hệ với Winplace để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
Website: www.winplace.com.vn
Fanpage: Winplace Coworking Space
Hotline: 097 631 2066 – 0938 80 90 70
Add Comment