Bảng cân đối kế toán có có vai trò như một báo cáo tài chính tổng hợp. Từ nội dung này, ban lãnh đạo có thể nhận định rõ tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị. Chính vì vậy, quy trình thực hiện cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về loại bảng này cũng như những nội dung cần có khi lập bảng.
Thông tin chung về bảng cân đối kế toán
Tương tự những loại báo cáo về tài chính khác, bảng cân đối kế toán cũng bao gồm những số liệu về vấn đề mà nó thể hiện. Thông tin về tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp cần phải được phản ánh chính xác, có cơ sở căn cứ rõ ràng.
Nội dung cơ bản
Khi nói đến nội dung của bảng cân đối kế toán, người ta cũng đề cập đến tài sản và nguồn vốn. Những số liệu, thông tin, sổ sách đều nhằm mục đích phản ánh hai vấn đề này.
- Tài sản: Xét về mặt kinh tế, tài sản của doanh nghiệp là tài sản cố định, hàng hóa, vật liệu, đầu tư, nợ phải thu, tiền tệ… Xét về mặt pháp lý, các số liệu phản ánh tài sản của doanh nghiệp là những gì thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng trên giấy tờ, pháp lý;
- Nguồn vốn: Xét về kinh tế, nguồn vốn được thể hiện qua quy mô tài chính, thực trạng tài chính của doanh nghiệp ngay tại thời điểm lập báo cáo. Xét về pháp lý, nguồn vốn được thể hiện qua trách nhiệm của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng.

Mục đích của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh những số liệu, thông tin chân thực nhất về tình hình thực tế của công ty, doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Ban lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng thể, khái quát nhất về tài sản cũng như nguồn vốn ngay tại lúc bảng báo cáo được công bố và trình bày.

Thông qua bảng này, những bộ phận có liên quan sẽ cùng lãnh đạo công ty, doanh nghiệp phân tích và đưa ra đánh giá về tình hình chung. Căn cứ vào những dữ liệu có sẵn để đặt ra mục tiêu, phương hướng cho các hoạt động tiếp theo.
Ngoài ra, họ cũng có thể xem xét và so sánh dữ liệu được tổng hợp của từng kỳ, phục vụ cho quá trình kiểm soát doanh nghiệp. Đồng thời, nhìn nhận được những vấn đề xấu đang tiềm ẩn, từ đó vạch ra hướng giải quyết tối ưu nhất. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được tối đa những sự cố về tài chính, ngăn chặn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Thời điểm lập bảng cân đối kế toán
Đặc điểm, tính chất của bảng cân đối kế toán là phản ánh tình hình chung của doanh nghiệp. Theo đó, bộ phận kế toán được yêu cầu phải thực hiện báo cáo theo từng thời điểm nhất định, đúng quy trình và liên tục.

Thực chất, đây cũng được xem là thời điểm để nhìn nhận lại tình hình của doanh nghiệp, công ty. Chính vì vậy, thông thường việc lập bảng cân đối sẽ vào cuối kỳ kế toán. Song, điều này còn tùy thuộc theo cách lựa chọn kỳ kế toán của mỗi đơn vị: theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Cơ sở căn cứ để lập bảng cân đối kế toán
Để đảm bảo tính xác thực, chính xác của dữ liệu được nhập trong bảng, người thực hiện cần có những căn cứ vào các cơ sở nhất định. Cụ thể:
- Các loại sổ sách, chứng từ liên quan;
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào sổ hoặc bảng tổng hợp chi tiết;
- Căn cứ báo cáo cũng như bảng cân đối kế toán của các năm trước;

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán được Bộ Tài chính ban hành và công số tại nghị định số 234, ngày 30/12/2003. Theo đó, người thực hiện cần phải hoàn thành công việc theo đúng hướng dẫn, trình bày báo cáo một cách rõ ràng, chính xác.
Người lập bảng cũng cần phải có đủ phẩm chất đạo đức mà một kế toán viên cần có: trung thực, liêm chính, có ý thức chấp hành nguyên tắc. Nội dung yêu cầu của quá trình lập bảng cân đối như sau:
Phân tách tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn hay dài hạn
Các mục tài sản và nợ phải trả phải được phân tách chính xác theo tiêu chí ngắn hạn hay dài hạn. Điều này phụ thuộc vào cách lựa chọn chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Như vậy, có 3 trường hợp được đặt ra:
- Trường hợp 1: chu kỳ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là 12 tháng. Khi đó, tài sản và nợ phải trả được quy định là ngắn hạn khi chúng được thu hồi và thanh toán trong thời gian dưới 12 tháng. Ngược lại, nếu trong thời gian quá 12 tháng thì tài sản và nợ phải trả được quy định là dài hạn;
- Trường hợp 2: chu kỳ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp kéo dài hơn 12 tháng. Khi đó, tài sản và nợ phải trả được quy định là ngắn hạn nếu chúng được thu hồi và hoàn trả đúng theo vòng chu kỳ kinh doanh. Ngược lại, nếu dài hơn chu kỳ này thì được quy định là tài sản và nợ dài hạn;
- Trường hợp 3: Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp không thể xác định hoặc khó xác định. Khi đó, tài sản và nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần để xác định tính chất ngắn hay dài hạn.

Nguyên tắc khi thực hiện giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới không có tư cách pháp nhân.
Giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân cần phải lưu ý kỹ càng trong việc lấy số liệu. Theo đó, người thực hiện báo cáo phải có thao tác loại trừ tất cả những số dư hiện có. Đây là các yếu tố của mục phát sinh, xuất hiện từ giao dịch nội bộ. Có thể kể đến như: khoản thu, khoản phải trả, khoản cho vay…
Xem xét các số liệu được miễn trình bày
Trên thực tế, trong suốt quá trình nhập dữ liệu để tiến hành xuất báo cáo, sẽ có những chỉ tiêu không có số liệu. Mặc dù những điểm này có trong mẫu bảng cân đối kế toán nhưng hoàn toàn có thể không cần phải trình bày. Theo đó, kế toán viên phải chủ động đánh số thứ tự chỉ tiêu theo những nguyên tắc đã được quy định trong mỗi phần.

Các bước chuẩn bị trước khi lập bảng
Khi đảm nhận công việc này, bạn cần nắm rõ hướng dẫn trước khi thực hiện. Theo đó, ngoài việc đảm bảo nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán, bạn cũng cần có các thao tác chuẩn bị chuẩn xác.
Trước hết, bạn cần đảm bảo rằng những nghiệp vụ kinh tế đã được nhập vào các loại sổ liên quan như: sổ tổng hợp, sổ chi tiết… Tiếp đó, tiến hành kiểm kê tài sản và chắc chắn rằng mọi nội dung trong khâu này đều được nhập sổ kế toán trước khi đóng sổ.
Cuối cùng, thực hiện thao tác đối chiếu thông tin giữa các loại sổ sách để đảm bảo tính chính xác cho dữ liệu bảng báo cáo. Những nội dung cần tham chiếu là: số liệu tổng hợp và chi tiết, số liệu sổ kế toán và số liệu thực.
Không quên việc khóa sổ kế toán và tính toàn bộ số dư trong các tài khoản của doanh nghiệp. Bước này nhằm đảm bảo rằng dữ liệu sẽ sử dụng đều là nội dung cuối cùng của kỳ kế toán. Những phát sinh kinh tế mới sẽ nhập vào sổ của kỳ tiếp theo.
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán là những điều mà kế toán viên cần phải tuân thủ trong suốt quá trình làm việc. Bởi những vấn đề này đều đã được quy định rõ ràng và cụ thể bằng văn bản từ Bộ Tài chính nên những sai phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Để làm tốt công việc này, bạn cần phải nắm rõ thông tin cũng như hiểu rõ nội dung nguyên tắc.
Liên hệ với Winplace để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
Website: www.winplace.com.vn
Fanpage: Winplace Coworking Space
Hotline: 097 631 2066 – 0938 80 90 70
Add Comment