Đâu là các loại chi phí phải nộp khi bắt đầu thành lập công ty?

chi phí thành lập công ty

Chi phí thành lập công ty là các khoản phí và lệ phí và các chi phí liên quan mà chủ thể kinh doanh cần phải nộp cho nhà nước theo quy định. Sau khi đáp ứng được các khoản phí đó, người kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như hoàn thiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Các khoản chi phí thành lập công ty cơ bản

Khi bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ phải đóng những khoản phí sau:

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Căn cứ Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp. 

Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp mà người kinh doanh phải nộp là 100.000 VNĐ/lần. Người đăng ký nộp lệ phí trực tiếp qua dịch vụ thanh toán điện tử.  Nếu doanh nghiệp thực hiện đăng ký qua mạng điện tử sẽ được miễn lệ phí.

Phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin doanh nghiệp. Chủ kinh doanh sẽ tiến hành công bố thông tin đăng ký thành lập công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 VNĐ.

Chi phí khắc dấu doanh nghiệp

Khi tiến hành khắc con dấu doanh nghiệp và đưa vào sử dụng trong kinh doanh, người kinh doanh cần lưu ý một số quy định sau:

  • Cơ sở cung cấp con dấu phải là doanh nghiệp đã được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động.
  • Trước khi đưa con dấu vào sử dụng trong các nghiệp vụ kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Doanh nghiệp cần con dấu cho những nghiệp vụ giấy tờ
Doanh nghiệp cần con dấu cho những nghiệp vụ giấy tờ

Chi phí khắc dấu phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu cũng như loại con dấu mà doanh nghiệp yêu cầu. Trên thị trường hiện nay, chi phí này dao động từ 200.000 đến 500.000 VNĐ/dấu.

Chi phí mua chữ ký số 

Chữ ký số là một dạng USB được mã hóa, dùng thay cho chữ ký và con dấu trong các nghiệp vụ được thực hiện qua Internet. Chữ ký số giúp xác minh mọi thao tác được tiến hành là của doanh nghiệp. 

Chữ ký số có thể được mua tại các nhà cung cấp như Viettel, Vina, Vinca, … Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và thời hạn sử dụng chữ ký số. Với thời hạn 3 năm sử dụng, mức phí mua chữ ký số rơi vào khoảng 1.500.000 đến 2.000.000 VNĐ.

Chữ ký số đóng vai trò thay thế cho chữ ký thường và con dấu
Chữ ký số đóng vai trò thay thế cho chữ ký thường và con dấu

Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Các ngân hàng thường miễn phí cho thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp. Tuy nhiên, phía ngân hàng sẽ yêu cầu chủ doanh nghiệp ký quỹ nhằm duy trì tài khoản 1.000.000 VNĐ. Trong trường hợp doanh nghiệp đóng tài khoản trong tương lai, ngân hàng sẽ hoàn trả khoản quỹ này cho doanh nghiệp. 

Sau khi hoàn tất việc mở tài khoản, doanh nghiệp cần thực hiện công bố thông tin tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch và Đầu tư. Doanh nghiệp không cần nộp phí nhà nước cho thủ tục này.

Kê khai và nộp phí môn bài

Phí môn bài là khoản phí phải nộp định kỳ hoặc khi mới thành lập doanh nghiệp. Mức phí môn bài phải nộp phụ thuộc vào mức vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Phí môn bài được chia thành 2 mức như sau:

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ, phí môn bài phải nộp là 2.000.000 VNĐ/năm.
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ, phí môn bài phải nộp là 3.000.000 VNĐ/năm.

Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp thành lập năm 2021 được miễn nộp phí môn bài trong năm đầu thành lập.

Phí phát hành hóa đơn điện tử – hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn điện tử là tập hợp các dữ liệu kinh doanh lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử bao gồm các loại: hóa đơn xuất nhập khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, các hóa đơn khác như phiếu thu tiền bảo hiểm, chứng từ thu cước phí vận tải, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng, v.v.

Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với hóa đơn giấy
Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với hóa đơn giấy

Căn cứ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp khi thành lập đều phải sử dụng hóa đơn điện tử. Chi phí hóa đơn điện tử dao động trong khoảng 900.000 đến 3.000.000 VNĐ tùy thuộc vào số lượng hóa đơn đăng ký. 

Những câu hỏi thường gặp về chi phí thành lập công ty

Bên cạnh các chi phí cơ bản, chủ kinh doanh còn có những băn khoăn khác như:

Tổng chi phí thành lập công ty khoảng bao nhiêu? 

Trả lời: Với các khoản chi phí cơ bản nêu trên, khi muốn thành lập công ty, chủ doanh nghiệp sẽ phải đóng từ 5.800.000 đến 9.700.000 VNĐ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn các khoản phí như phí thuê mặt bằng, phí làm biển hiệu, …

Hiện nay, không nhiều người chọn mua mặt bằng kinh doanh. Thay vào đó, các công ty và doanh nghiệp có xu hướng tìm đến các dịch vụ cho thuê mặt bằng. Chủ kinh doanh chỉ cần lựa chọn các văn phòng phù hợp với văn hóa công ty cũng như quy mô công ty của mình. WinPlace hiện đang là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng đáng tin cậy trên thị trường.

WinPlace cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng chất lượng
WinPlace cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng chất lượng

Đến với WinPlace, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng với đầy đủ quy mô cho doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ. Khách hàng sẽ có thể vào làm ngay sau khi đã lựa chọn được kiểu văn phòng phù hợp với phong cách công ty. Với đầy đủ thiết kế nội thất và trang thiết bị tiện nghi, WinPlace luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tham khảo gói dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace

Có sự chênh lệch về chi phí khi thành lập Công ty TNHH và Công ty Cổ phần không?

Trả lời: Với bản chất cùng là một loại hình doanh nghiệp, quá trình thành lập Công ty TNHH và Công ty Cổ phần không có sự khác biệt giữa quy trình cũng như các mức chi phí thành lập công ty.

Các loại thuế cần đóng khi thành lập công ty?

Trả lời: Đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân và doanh nghiệp. Một số khoản thuế doanh nghiệp phải nộp như: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và một số khoản thuế đặc thù khác. 

Nên lựa chọn các dịch vụ tư vấn thành lập công ty hay tự thực hiện thành lập?

Trả lời: Với các dịch vụ tư vấn đang xuất hiện ngày càng nhiều, chủ kinh doanh có nhiều lựa chọn khi quyết định thành lập công ty. Tùy thuộc vào mức độ am hiểu về các thủ tục và quy định mà nhà kinh doanh có thể lựa chọn hình thức thực hiện đăng ký. Thông thường, việc sử dụng các dịch vụ thành lập công ty sẽ giúp tiết kiệm chi phí thành lập công ty cũng như thời gian và hạn chế rủi ro.

Một số lưu ý khi bắt đầu thành lập công ty

Ngoài các khoản chi phí thành lập công ty cần đóng cho nhà nước, chủ kinh doanh cần lưu ý các điểm sau đây khi thành lập công ty:

Loại hình công ty

Theo Luật doanh nghiệp 2020, một số loại hình công ty trên thị trường bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần. Những đặc điểm pháp lý sẽ khác nhau đối với mỗi loại hình kinh doanh. Cho nên nhà kinh doanh cần cân nhắc cẩn thận khi chọn loại hình đăng ký phù hợp.

Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được kinh doanh bất cứ ngành nghề nào không vi phạm phát luật. Tuy nhiên, tùy từng lĩnh vực sẽ có những quy định khác nhau trước và/hoặc sau khi tiến hành đăng ký thành lập công ty. Ví dụ như đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cần chứng minh được nguồn vốn pháp định khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty.

Tên công ty

Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp bao gồm 02 thành tố: loại hình công ty và tên công ty. Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính hoặc văn phòng chính, được in đậm trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu và các ấn phẩm của công ty. Cần lưu ý tránh đặt trùng tên với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó để tránh gây nhầm lẫn.

Trên đây là những nội dung về các chi phí thành lập công ty và các vấn đề liên quan. Chủ kinh doanh cần tìm hiểu rõ ràng và cụ thể tại các bộ luật và quy định, nghị định của Chính phủ trước khi đăng ký thành lập công ty. Việc này sẽ giúp người đăng ký giảm thiểu được rủi ro khi tiến hành đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Thiên Bình
Thiên Bình

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng