Những vấn đề kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định bởi thông tư 133 năm 2016 của Bộ Tài chính. Thông tư này quy định những nguyên tắc chung cùng với chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133 năm 2016 của Bộ Tài chính giúp các công ty thực hiện hoạt động kế toán theo đúng pháp luật.
Thông tư 133 năm 2016 Bộ Tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nào?
Ngay sau khi Luật kế toán năm 2015 ra đời, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện. Những văn bản cũ áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ cũng hết hiệu lực và những văn bản mới ra đời, trong đó có thông tư 133 năm 2016 của Bộ Tài chính.
Thông tư 133 năm 2016 của Bộ Tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nào?
Thông tư 133 năm 2016 ra đời để thay thế cho Quyết định 48 năm 2006 và Thông tư 138 năm 2011 của Bộ Tài chính. Thông tư 133 điều chỉnh cho hoạt động kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông tư này chính thức có hiệu lực pháp luật từ 1.1.2017.
Trong thông tư 133 năm 2012 quy định chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Văn bản này quy định những thông tin như nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Để xác định đâu là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần dựa vào tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân mỗi năm không quá 200 người. Bên cạnh đó, những công ty đó còn phải thỏa mãn một trong hai điều kiện sau đây:
- Tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp không quá 100 tỷ đồng
- Tổng doanh thu trong năm liền kề trước đó của doanh nghiệp không qua 300 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn chế độ kế toán theo Thông tư 133 năm 2016. Tuy nhiên, những doanh nghiệp siêu nhỏ có thể chọn một chế độ kế toán khác theo thông tư 132 năm 2018 của Bộ Tài chính.
Quy định chung về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong Thông tư 133 năm 2018 quy định cụ thể các quy định về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ. Đồng thời, văn bản này áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, những doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có 50% vốn thuộc về nhà nước, công ty đại chúng, liên hiệp hợp tác xã sẽ không chịu sự điều chỉnh của Thông tư này.

Theo Thông tư 133, doanh nghiệp có thể lựa chọn chế độ kế toán theo Thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng Thông tư 200 thì cần phải thông báo với cơ quan thuế.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong chế độ kế toán trong Thông tư 133 đó là Đồng. Với những doanh nghiệp thu chi bằng ngoại tệ thì phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng ngoại tệ của pháp luật. Sau đó, doanh nghiệp này mới có thể chọn một ngoại tệ để sử dụng trong sổ kế toán.
Tài khoản kế toán của doanh nghiệp theo thông tư 133
Trong chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133 có những nguyên tắc để ghi thông tin tài khoản kế toán. Doanh nghiệp sẽ được Bộ Tài chính cấp hệ thống tài khoản kế toán sao cho phù hợp với những mục nhất định.
Nguyên tắc ghi tài khoản kế toán của doanh nghiệp
Các quy định của Thông tư 133 quy định doanh nghiệp khi ghi tài khoản kế toán cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Sổ kế toán phải được ghi chép mỗi ngày theo trình tự phát sinh các khoản thu chi, nhập xuất tiền cũng như tính số tiền tồn tại ở quỹ và tài khoản
- Việc thu chi phải có phiếu thu chi cùng với chữ ký theo đúng quy định, nếu hạch toán gửi ngân hàng thì phải có giấy báo nợ hoặc bảng sao kê từ phía ngân hàng
- Nếu phát sinh việc giao dịch ngoại tệ thì cần phải quy đổi sang Đồng và ghi trong sổ kế toán như sau: Bên Nợ áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế, bên Có thì chọn ghi số bình quân hoặc tỷ giá giao dịch thực tế. Trường hợp áp dụng tỷ giá thực tế cho bên Có thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận khi nhận tiền hoặc ghi nhận theo định kỳ
- Khi lập Báo cáo tài chính thì kế toán phải đánh giá số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi giao dịch thường xuyên.

Hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp theo Thông tư 133
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mở thêm tài khoản kế toán cấp 2, 3 với những tài khoản không quy định trong phụ lục. Đồng thời, việc mở tài khoản này không cần phải xin phép Bộ Tài chính. Nhìn chung, hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp bao gồm những loại sau:
- TK 1368: Phản ánh những khoản tiền cầm cố, thế chấp, ký quỹ hoặc ký cược
- Doanh nghiệp phải kê khai hàng tồn kho nhưng không bao gồm hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của công ty
- TK 3385: Hạch toán Bảo hiểm xã hội
- TK 3386: Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược được hạch toán vào tài khoản
- TK 418: Các loại quỹ thuộc vốn chủ sở hữu đã được ghi nhận
- TK 511: Những khoản tiền đã được giảm trừ doanh thu
- TK 128: Những khoản tiền đầu tư được nắm giữ đến ngày đáo hạn
- TK 136: Ghi nhận những khoản tiền phải thu nội bộ
- TK 151: Hàng hóa đã mua và đang được vận chuyển trên đường
- TK 228: Số tiền được góp vốn vào một đơn vị khác
- TK 336: Những số tiền phải thu trong nội bộ.

Báo cáo tài chính theo Thông tư 133
Trong chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133 thì không thể nào bỏ qua phần báo cáo tài chính. Đây là một quy định mà doanh nghiệp phải nắm chắc để không gặp phải sai lầm khi lập báo cáo vào cuối năm tài chính.
Quy định chung khi lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phải lập báo cáo tài chính rồi sau đó gửi cho cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Những cơ quan có thẩm quyền nhận báo cáo tài chính bao gồm cơ quan quản lý thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trường hợp nếu như Ban quản lý khu chế xuất yêu cầu thì doanh nghiệp cũng phải nộp đầy đủ. Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải dùng đơn vị tiền tệ là Đồng. Nếu như doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ thì phải chuyển sang đơn vị Đồng trước khi gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Hệ thống báo cáo tài chính cho doanh nghiệp theo Thông tư 133
Trong chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133 có quy định về hệ thống báo cáo mà doanh nghiệp phải thực hiện. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp hoạt động liên tục và hoạt động không liên tục có các báo cáo khác nhau cần phải thực hiện.
Đối với doanh nghiệp hoạt động liên tục thì phải có các báo cáo tài chính như:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định bởi mẫu số B03-DNN, tuy nhiên, đây là mẫu không bắt buộc mà chỉ khuyến khích doanh nghiệp lập
- Với doanh nghiệp siêu nhỏ thì cần lập một vài báo cáo như:
- Báo cáo tình hình tài chính theo mẫu số B01-DNSN
- Mẫu B02-DNSN hay còn gọi là báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh
- Bản thuyết minh theo mẫu số B09-DNSN.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động không liên tục thì phải có những loại báo cáo tài chính như:
- Mẫu B01-DNNKLT hay còn gọi là báo cáo tình hình tài chính
- Mẫu B02-DNN hay còn gọi là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Mẫu B09-DNNKLT hay còn gọi là bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133 năm 2016 của Bộ Tài chính giúp hướng dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động kế toán được tốt hơn. Trong Thông tư 133 quy định cụ thể các vấn đề về tài khoản kế toán, nguyên tắc cũng như báo cáo tài chính. Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để thực hiện hoạt động kế toán sao cho chính xác nhất. Đừng quên ghé thăm Winplace để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến kế toán và doanh nghiệp.
Add Comment