Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tu 133

Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 không quá phức tạp. Chỉ cần nắm các nguyên tắc sau, bạn có thể bắt đầu lập bảng cân đối cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. WinPlace sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước thực hiện để đảm bảo tuân thư thông tư 133 của Bộ Tài Chính. 

Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133

Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp thông tin phản ánh tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Thông tin thể hiện trong bảng thuộc một thời điểm nhất định.

Dựa vào bảng này, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ lược về tiềm lực cũng như khả năng đầu tư, kinh doanh trong thời gian sắp tới. 

Các số liệu có trong bảng cân đối kế toán bao gồm: tất cả tài sản doanh nghiệp và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Vì vậy, nội dung trong bảng này cũng được chia thành 2 phần chính: phần vốn và phần tài sản.
Lưu ý, khi tính toán và nhập số liệu cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tổng tài sản và nguồn vốn bằng nhau. 

lập bảng cân đối kế toán
Có nhiều vấn đề cần lưu ý khi lập bảng cân đối kế toán

Trong đó, các nhóm tài sản của doanh nghiệp gồm có 2 loại chính. Tài sản ngắn hạn (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, hàng tồn, các khoản cần thu) và tài sản dài hạn (đầu tư tài chính dài hạn, đầu tư xây dựng cơ bản,…).

Các nhóm nguồn vốn gồm có 2 loại chính bao gồm: Các khoản vay/nợ (vay/nợ ngắn hạn, vay/nợ dài hạn, nguồn vốn chiếm dụng) và nguồn vốn chủ sở hữu (vốn đầu tư, quỹ không chia trích lập từ lợi nhuận,…). 

Lưu ý, khi lập bảng cân đối kế toán, bạn bắt buộc phải lập theo mẫu do Bộ Tài Chính quy định. Không tự ý điều chỉnh hoặc thay đổi nội dung trong file mẫu. Sử dụng Phụ lục 2. Báo cáo tài chính được ban hành bởi Bộ Tài Chính về bảng cân đối kế toán tại link

Yêu cầu khi làm báo cáo bảng cân đối kế toán

Để lập chính xác bảng cân đối kế toán, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố. Một số những yêu cầu cần nắm bao gồm:

Yêu cầu chung

Muốn lập bảng cân đối kế toán, bạn cần có số liệu, vì vậy, khi có các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, bạn phải tổng hợp và ghi vào sổ kế toán. Đồng thời, trong từng giai đoạn, kế toán cũng phải theo dõi, kiểm kê tài sản và đối chiếu số liệu sau kiểm kê với sổ sách kế toán để đảm bảo thông tin chính xác. 

Số liệu ghi nhận về các đối tượng kế toán trong bảng cân đối kế toán không bù trừ. Điều này có nghĩa là khi tổng hợp số liệu và kết quả cuối cùng có sự chênh lệch, dư cả hai 2 bên Nợ và Có thì không điều chỉnh mà giữ nguyên để tham khảo. 

Tham khảo thêm bài viết: Bài tập điều chỉnh sai sót kế toán năm 2021

rà soát thông tin
Rà soát thông tin để đảm bảo tính chính xác của số liệu

Muốn nhập số liệu liên quan đến Tài Sản cần dựa vào số dư Nợ của các tài khoản liên quan. Đồng thời, khi nhập số liệu liên quan đến nguồn vốn thì cần dựa vào số dư Có của tài khoản liên quan. 

Khi tổng hợp số liệu liên quan đến các khoản phải thu, phải trả, kế toán cần nhập số liệu chi tiết của các khoản này. Trường hợp tổng cuối cùng là dư Nợ, kế toán ghi nhận thông tin ở phần “Tài sản”, tổng số cuối cùng là dư Có thì ghi nhận thông tin ở phần “Nguồn vốn”. 

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Các nguyên tắc được quy định cụ thể tại Chuẩn mực kế toán số 21 Trình Bày Báo Cáo Tài Chính. Cụ thể những nguyên tắc cần lưu ý bao gồm:

  • Trình bày các khoản mục Tài Sản và Nợ riêng biệt theo nhóm ngắn hạn, dài hạn trong từng chu kỳ kinh doanh;
  • Với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh 12 tháng, Tài Sản và Nợ được thanh toán/thu hồi trong < 12 tháng xếp vào nhóm ngắn hạn, nếu thời gian thanh toán/thu hồi > 12 tháng xếp vào nhóm dài hạn. 
  • Với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh > 12 tháng, Tài Sản và Nợ được thanh toán/thu hồi trong 1 chu kỳ kinh doanh, xếp vào nhóm ngắn hạn, trường hợp > 1 chu kỳ kinh doanh, xếp vào nhóm dài hạn. 
  • Với doanh nghiệp không xác định được chu kỳ kinh doanh, phân loại Tài Sản/Nợ ngắn hay dài hạn dựa trên tính thanh khoản giảm dần.
  • Loại trừ số dư của khoản mục phát sinh nội bộ giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới không có tư cách pháp nhân. Kỹ thuật loại trừ được thực hiện tương tự khi hợp nhất báo cáo tài chính. 
  • Trường hợp chỉ tiêu không có số liệu: Không thông tin trên Bảng cân đối kế toán. Lúc này, doanh nghiệp phải đánh số thứ tự theo nguyên tắc liên tục từng phần. 
nắm vững nguyên tắc
Cần nắm vững các nguyên tắc trên khi lập bảng cân đối kế toán

Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

Nhiều bạn thắc mắc, khi lập bảng cân đối kế toán có thể lấy số liệu từ hồ sơ, sổ sách hay hóa đơn/chứng từ nào? Với những thông tin liên quan đến tài sản và nguồn vốn, kế toán cần xác định đúng tài liệu để sử dụng khi lập báo cáo. Cụ thể, bạn có thể dùng những hồ sơ/sổ sách sau làm cơ sở lập bảng cân đối kế toán: 

  • Sổ kế toán tổng hợp: Là sổ thông tin ghi nhận biến động và giá trị biến động của một đối tượng kế toán. Sổ chỉ sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh giá trị của đối tượng ở mức độ khái quát. Ngoài bảng cân đối kế toán, sổ cũng là nguồn số liệu để làm báo cáo tài chính. 
  • Bảng cân đối kế toán của kỳ trước. Đây là nguồn tài liệu sử dụng để điền số liệu trong cột đầu năm. Cụ thể, ở cột “Số đầu năm” bạn sẽ dùng số liệu của “số cuối kỳ” bảng cân đối kế toán năm trước. 
  • Sổ, thẻ kế toán chi tiết/bảng tổng hợp chi tiết. Đây là sổ sách/hồ sơ được sử dụng để ghi chép những thông tin kinh tế, tài chính phát sinh theo đối tượng kế toán trong chu kỳ.

Bạn sử dụng mẫu Bảng cân đối kế toán như chia sẻ kể trên để nhập số liệu và báo cáo. Nếu muốn sử dụng dạng file excel để tiện tính toán, bạn có thể tải tại link

Trên đây là những thông tin chung nhất về cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133. Đồng thời, WinPlace đã chia sẻ link tải file biểu mẫu theo ban hành của Bộ Tài Chính dạng file docs và excel cho bạn đọc. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể chọn file thích hợp để tiện sử dụng trong quá trình làm việc.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng