Bảng cân đối kế toán là một tài liệu tài chính vô cùng quan trọng, giúp chủ doanh nghiệp theo dõi tình hình của doanh nghiệp. Kế toán viên phụ trách công tác này phải thành thạo cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 và nắm vững nguyên tắc của bảng. Cùng tìm hiểu tầm quan trọng cũng như mẫu bảng cân đối kế toán được sử dụng hiện nay.
Ai là người chịu trách nhiệm lập bảng cân đối kế toán?
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ thông tin và tình tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Bảng này được thành lập theo một thời điểm nhất định. Dựa vào đặc điểm hoạt động, loại hình doanh nghiệp và quy định pháp luật để xác định thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

Các chỉ tiêu được phân loại theo từng mục phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp quản lý. Việc lập bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp số liệu phân tích tình hình tài chính từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chung cho doanh nghiệp. Đây là tài liệu cần thiết đối với ban lãnh đạo trong công cuộc quản lý và phát triển đơn vị.
Thông thường, vào cuối năm, cuối mỗi quý hoặc cuối tháng kế toán trưởng sẽ là người lập báo cáo của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp linh hoạt công việc bằng cách kế toán viên sẽ là người thực hiện. Kế toán trưởng sẽ chỉ là người xét duyệt, kiểm tra cũng như theo dõi quá trình lập bảng, hỗ trợ các vấn đề trong suốt khoảng thời gian đó.
Cách lập bảng cân đối kế toán
Việc chuẩn bị số liệu là bước quan trọng trong quá trình thực hiện cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200. Kế toán viên cần căn cứ sổ kế toán tổng hợp, thẻ kế toán chi tiết và bảng cân đối kế toán năm trước để trình bày báo cáo đầy đủ và chính xác nhất. Trình tự tiến hành lập bảng cân đối kế toán bào gồm 6 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Kiểm tra số dư đầu kỳ các Tài sản hiện có khớp với số trên bảng cân đối kế toán kỳ trước;
- Bước 2: Tạm khoá sổ kế toán trong thời điểm báo cáo, kiểm tra số dư tài khoản và đối chiếu số liệu từ sổ kế toán liên quan;
- Bước 3: Kiểm tra bút toán kế toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ và chính thức khóa số liệu kế toán đến thời điểm lập báo cáo;
- Bước 4: Lập bảng cân đối phát sinh tài khoản, phân loại Tài sản và Nợ theo ngắn hoặc dài hạn;
- Bước 5: Kiểm tra số dư Nợ và dư Có trên bảng cân đối phát sinh với tài khoản. Lập bảng cân đối kế toán theo mẫu;
- Bước 6: Kiểm tra sai lệch và ký duyệt.

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 cần được tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Điều này đảm bảo tính pháp lý cũng như mức độ chính xác trong thông tin, số liệu của bảng cân đối kế toán. Nếu có bất cứ sai sót nào, sức ảnh hưởng là không hề nhỏ đối với tình hình phát triển của đơn vị.
Nguyên tắc 1: Làm rõ các khoản mục Tài sản và Nợ
Trước khi lập bảng, kế toán viên cần có bước làm rõ các thông tin về Tài Sản và Nợ của doanh nghiệp. Cụ thể, cần phải phân tách ra một cách rõ hàng vào các hạng mục như: tài sản ngắn/dài hạn, nợ ngắn/dài hạn. Hiện nay, việc phân loại được áp dụng theo 3 loại. Cụ thể:
- Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trong vòng 12 tháng: Tài sản và Nợ được gọi là ngắn hạn khi được thu hồi (đối với tài sản) và thanh toán (đối với nợ phải trả) trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm lập báo cáo Ngược lại, Nếu Tài sản được thu hồi và Nợ phải thanh toán từ 12 tháng trở lên được gọi là dài hạn;
- Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh từ 12 tháng trở lên: Tài sản và Nợ được gọi là ngắn hạn nếu được thu hồi (đối với tài sản) và thanh toán (đối với nợ) trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. Ngược lại, Tài sản được thu hồi và Nợ thanh toán dài hơn 1 chu kỳ kinh doanh bình thường thì sẽ được gọi là dài hạn;
- Doanh nghiệp không xác định được chu kỳ kinh doanh: Có một trong số ít các đơn vị hiện nay không thể phân tách thành dài hay ngắn hạn. Điều này là do đặc thù và tính chất kinh doanh của họ. Trường hợp này kế toán viên phải dựa vào tính thanh khoản giảm dần để trình bày Tài sản và Nợ phải trả.

Nguyên tắc 2: Thực hiện bước loại trừ số dư
Nguyên tắc này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có các đơn vị cấp trên và cấp dưới phụ thuộc hoặc không có tư cách pháp nhân. Như vậy, lúc lập bảng cho đơn vị cấp trên, kế toán viên cần thực hiện thao tác loại trừ mọi số dư.

Những khoản này bắt nguồn từ mục phát sinh của các giao dịch nội bộ của hai đơn vị cấp trên và dưới, hoặc các đơn vị cấp dưới với nhau. Có thể kể đến các giao dịch như: thu hộ, trả hộ, cho vay…
Nguyên tắc 3: Áp dụng chính xác các trường hợp miễn trình bay
Trên thực tế, cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 cho phép kế toán áp dụng các trường hợp miễn trình bày dữ liệu trong bảng. Điều này được thực hiện với điều kiện các chỉ tiêu không có số liệu, không có phát sinh hoặc không có chứng từ phản ánh cụ thể, rõ ràng.


Mẫu bảng cân đối kế toán
Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 dựa vào dữ liệu chi tiêu theo từng chu kỳ. Kết cấu bảng cân đối kế toán theo chiều dọc gồm 3 phần: Mở đầu, phần bảng và kết bảng.
- Phần đầu bao gồm: Tên đơn vị và địa chỉ đơn vị. Phần này được trình bày ở phía trên trái của đầu bảng; Phía bên phải bảng là thông tin về mẫu sổ được áp dụng. Cụ thể ở đây là mẫu: B01 – DN, theo thông tư số 200/2014/TT-BTC, ban hành năm 2014;
- Phần bảng: Theo chiều dọc, phân chia thành hai phần chính gồm: Tài sản và Nguồn Vốn với các chỉ tiêu nhất định trong mỗi phần. Nhìn theo chiều ngang, phân chia thành 5 cột: chỉ tiêu, mã số, thuyết minh, số cuối năm, số đầu năm;
- Phần cuối bảng: Phần này, kế toán viên ghi thời gian lập bảng vào góc phía bên phải của bảng. Cuối cùng là chữ ký xác nhận của các đại diện liên quan, bao gồm: Người lập bảng, Kế toán trưởng và Giám đốc doanh nghiệp.

Kết thúc mỗi phần trong bảng sẽ có mục cộng tổng. Các kế toán viên cần thực hiện phép tính chính xác, đảm bảo đúng số liệu khi đối chiều. Tìm hiểu sâu hơn về các khoản mục có trong bảng, ta có những thông tin cần điền như sau:
Đối với phần tài sản ngắn hạn:
- Tiền và các khoản tương đương bao gồm: (1) Tiên, (2) Các khoản tương đương tiền;
- Đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm: (1) Chứng khoán kinh doanh, (2) Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, (3) Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
- Các khoản phải thu ngắn hạn, bao gồm: (1) Phải thu ngắn hạn của khách hàng, (2) Trả trước cho người bán ngắn hạn, (3) Phải thu nội bộ ngắn hạn, (4) Phải thu theo tiến độ kế hoạch, (5) Phải thu về cho vay ngắn hạn, (6) Phải thu ngắn hạn khác, (7) Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, (8) tài sản thiếu chờ xử lý;
- Hàng tồn kho, bao gồm: (1) Hàng tồn kho, (2) Dự phòng giảm giá tồn kho;
- Tài sản ngắn hạn khác: (1) Chi phí trả trước ngắn hạn, (2) Thuế GTGT được khấu trừ, (3) Thuế và các khoản phải thu nhà nước, (4) Giao dịch mua bán lại trái phiếu của Chính Phủ, (5) Tài sản ngắn hạn khác;
Đối với phần tài sản dài hạn:
- Các khoản phải thu dài hạn, bao gồm: (1) Phải thu dài hạn của khách hàng, (2) Trả trước cho người bán dài hạn, (3) Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, (4) Phải thu nội bộ dài hạn, (5) Phải thu về cho vay dài hạn, (6) Phải thu các khoản thu dài hạn khác, (7) Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi;
- Tài sản cố định, bao gồm: (1) Tài sản cố định hữu hình, (2) Tài sản cố định thuê tài chính, (3) Tài sản cố định vô hình;
- Bất động sản đầu tư;
- Tài sản dở dang dài hạn, bao gồm: (1) Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn, (2) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang;
- Đầu tư tài chính dài hạn, bao gồm: (1) Đầu tư vào công ty con, (2) Đầu tư vào công ty liên doanh, (3) Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, (4) Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn, (5) Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
- Tài sản dài hạn khác, bao gồm: (1) Chi phí trả trước dài hạn, (2) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, (3) Thiết bị, vật tư thay thế dài hạn, (4) Tài sản dài hạn khác.
Đối với phần nợ phải trả:
- Nợ ngắn hạn, bao gồm: (1) Phải trả người bán ngắn hạn, (2) Người mua trả tiền trước ngắn hạn, (3) Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước, (4) Phải trả người lao động, (5) Chi phí phải trả ngắn hạn, (6) Phải trả nội bộ ngắn hạn, (7) Phải trả theo tiến độ kế hoạch, (8) Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn, (9) Phải trả ngắn hạn khác, (10) Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, (11) Dự phòng phải trả ngắn hạn, (12) Quỹ khen thưởng, (13) Quỷ bình ổn giá, (14) Giao dịch mua bán lại trái phiếu;
- Nợ dài hạn, bao gồm: (1) Phải trả dài hạn, (2) Người mua trả tiền trước, (3) Chi phí phải trả dài hạn, (4) Phải trả nội bộ về vốn, (5) Phải trả nội bộ dài hạn, (6) Doanh thu chưa thực hiện dài hạn, (7) Phải trả dài hạn khác, (8) Vay và nợ thuê tài chính, (9) Trái phiếu chuyển đổi, (10) Cổ phiếu ưu đãi, (11) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, (12) Dự phòng phải trả dài hạn, (13) Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
Đối với phần vốn chủ sở hữu:
- Vốn chủ sở hữu, bao gồm: (1) Vốn góp, (2) Thặng dư vốn cổ phần, (3) Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu, (4) Vốn khác của chủ sở hữu, (5) Cổ phiếu quỹ, (6) Chênh lệch đánh giá lại tài sản, (7) Chênh lệch tỷ giá hối đoái, (8) Quỹ đầu tư phát triển, (9) Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, (10) Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, (11) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, (12) Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
- Nguồn kinh phí và quỹ khác, bao gồm: (1) Nguồn kinh phí, (2) Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định.
Có thể thấy rằng, bảng cân đối kế toán là báo cáo cơ bản tổng hợp toàn bộ số liệu hạch toán trong kỳ từ tài khoản riêng biệt diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 hỗ trợ quản lý tài chính doanh nghiệp trở nên đơn giản, thông minh và đảm bảo số liệu chính xác nhất.
WinPlace chúc các bạn thành công!
Add Comment