Hướng dẫn cách đọc bảng cân đối kế toán

cách đọc bảng cân đối kế toán

Kế toán từ trước đến nay là một ngành được nhiều bạn lựa chọn. Đối với những người đã và đang có mong muốn làm việc trong ngành này thì phải nắm được cách đọc bảng cân đối kế toán. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin xoay quanh ngành kế toán và các cách để đọc bảng cân đối kế toán đúng nhất.

Bảng cân đối kế toán là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách đọc bảng cân đối kế toán thì bạn cần hiểu được bảng cân đối kế toán là gì. Bảng cân đối kế toán hay còn là báo cáo tài chính doanh nghiệp có chức năng phản ánh, tổng hợp lại toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn vốn để tạo nên các tài sản của doanh nghiệp. 

Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán có tác dụng phản ánh lại đúng các số liệu về nguồn vốn hiện có, các giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm tạo báo cáo tài chính. Do đó, bảng cân đối kế toán có vai trò khá quan trọng trong công ty/doanh nghiệp thể hiện toàn bộ nguồn tài chính của doanh nghiệp ở các giai đoạn cuối năm, cuối tháng, cuối quý.

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán đối với mỗi công ty, doanh nghiệp có ỹ nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phản ánh lại toàn bộ khoản tài chính, nguồn vốn, nguồn tài trợ hay thậm chí là khoản vay của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất lớn đối với phần tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp.

Tham khảo thêm Luật kế toán 2015

Đối với phần tài sản

Yếu tố mà bạn cần nắm rõ đầu tiên trước khi tìm hiểu cách đọc bảng cân đối tài chính đó là ý nghĩa của tài liệu này đối với phần tài sản như thế nào. Đối với phần tài sản thì bảng cân đối kế toán có ý nghĩa về pháp lý và kinh tế.

  • Về mặt pháp lý: Tài sản thể hiện toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính, dưới quyền quản lý và sử dụng của công ty/doanh nghiệp.
  • Về mặt kinh tế: Những thống kế về số liệu ở phần tài sản phản ánh lại quy mô, tài sản, các loại vốn của doanh nghiệp ngay tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Nguồn tài sản này có thể tồn tại ở dạng vật chất hoặc phi vật chất, cụ thể như: các khoản phải thu, vốn bằng tiền, hàng tồn kho,…

Đối với phần nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với nguồn vốn doanh nghiệp. Tìm hiểu ý nghĩa của bảng cân đối kế toán đối với phần nguồn vốn về mặt pháp lý và kinh tế ở thông tin dưới đây:

  • Về mặt pháp lý: Báo cáo tài chính phản ánh tất cả các loại tài sản của doanh nghiệp hiện đang có tại thời điểm lập báo cáo. Từ đó, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào báo cáo để có trách nhiệm pháp lý với các khoản nợ.
  • Về mặt kinh tế: Bảng cân đối kế toán thống kê số liệu nguồn vốn thể hiện ở cơ cấu cũng như quy mô của các nguồn vốn được doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó có thể khái quát khả năng rủi ro tài chính và mức độ tự chủ về nguồn tài chính của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán hoạt động ra sao?

Bảng cân đối kế toán sẽ được chia làm hai phần, cân đối lẫn nhau. Công thức của tính bảng cân đối kế toán: Số tài sản = khoản nợ phải trả + Số vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là số tài sản hay các công cụ để thực hiện vận hành công ty/doanh nghiệp sẽ được cân đối với khoản nợ tài chính của công ty/doanh nghiệp đó. Đồng thời, nguồn vốn được đầu tư chủ sở hữu sẽ được đưa vào doanh nghiệp/công ty và lợi nhuận sẽ được giữ lại.

Bảng cân đối kế toán quan trọng đối với doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán quan trọng đối với doanh nghiệp

Tài sản là nguồn tài chính mà công ty sử dụng phục vụ cho mục đích hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu và khoản nợ là nguồn tài chính phục vụ tài sản này. Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là số cổ phần của các cổ đông trong công ty đang nắm. Đây là số tiền được đầu tư vào doanh nghiệp và là nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Một bảng cân đối kế toán sẽ thực hiện nhiệm vụ tóm tắt tình hình tài chính của doanh nghiệp đó.

Hướng dẫn cách đọc bảng cân đối theo các loại các tài sản

Muốn nắm được cách đọc bảng cân đối kế toán thì bạn nên nắm được các loại tài sản được sử dụng trong công ty, doanh nghiệp. Cùng điểm qua các loại tài sản được sử dụng trong doanh nghiệp:

Các loại tài sản trong kế toán
Các loại tài sản trong kế toán

Tài sản mang tính ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có tuổi thọ khoảng một năm hoặc ít hơn. Loại tài sản này có có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt hay vật chất tương đương với tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn được hiểu là loại tài sản mà không dễ dàng để chuyển thành tiền mặt mà phải mất khoảng một năm hoặc hơn thế mới được chuyển. Tài sản dài hạn bao gồm 2 loại là tài sản hữu hình và tài sản vô hình:

  • Tài sản hữu hình: máy móc, nhà, đất, máy tính,…
  • Tài sản vô hình: quyền tác giả, bằng sáng chế, lợi thế thương mại,… (đây là loại tài sản không phải là vật chất, và nguồn này có thể tạo dựng hay phá vỡ giá trị công ty/doanh nghiệp)

Các loại nợ phải trả khác

Các khoản nợ thường nằm ở bên phải bảng cân đối kế toán. Đây là khoản tài chính của công ty/doanh nghiệp với bên ngoài. Đây là khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp

Vốn của chủ sở hữu

Vốn của chủ sở hữu là loại tài sản hay còn gọi là số tiền mà các ông lớn đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu công ty có quyết định tái đầu tư hay vào cuối năm tài chính thì lợi nhuận sẽ được giữ lại. Đồng thời, nguồn lợi nhuận này sẽ được chuyển từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vào khoản vốn chủ sở hữu của các cổ đông được nêu rõ trong bảng cân đối kế toán.

Mục này trong bảng cân đối kế toán đại diện cho tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp đó. Để giữ cho bảng cân đối kế toán luôn được cân bằng thì tổng tài sản phải bằng số vốn của chủ sở hữu cộng với khoản nợ phải trả.

Tài sản ở bên trái  và bên phải bảng cân đối kế toán là gồm khoản nợ và vốn chủ sở hữu của các cổ đông trong doanh nghiệp. Nguồn nợ phải trả và tài sản của công ty/doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán sẽ được sắp xếp dựa vào tính ngắn hạn/dài hạn của tài sản. 

Do vậy, các tài khoản và phía bên tài sản sẽ được phân chia theo thứ tự từ tài sản thanh khoản cao nhất cho đến tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Về phía khoản nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán thì các tài khoản sẽ được sắp xếp từ ngắn hạn đến dài hạn và đi kèm các nghĩa vụ khác.

Cách đọc bảng cân đối kế toán chuẩn nhất

Theo chia sẻ từ WinPlace, bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính ở doanh nghiệp đòi hỏi những người làm kế toán phải nắm rõ cách đọc chuẩn nhất. Nếu đọc sai thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Cách đọc bảng cân đối kế toán chuẩn xác được thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Hãy liệt kê ra các mục lớn trong phần Tài Khoản – nguồn vốn.

Bước 2: Trong phần Tài Khoản – Nguồn vốn, hãy tính toán tỷ trọng ở các khoản mục và tại thời điểm báo cáo hãy đọc sự thay đổi của các khoản mục này.

B3: Hãy ghi chú lại các khoản mục đã chiếm tỷ trọng lớn hay đã có sự biến động lớn về mặt giá trị tại thời điểm đọc báo cáo tài chính.

Cách đọc bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Cách đọc bảng cân đối kế toán doanh nghiệp

Đối với những người làm nghề kế toán hay đang có mong muốn làm trong nghề này thì việc nắm rõ cách đọc bảng cân đối kế toán là điều rất quan trọng. Do vậy, các bạn hãy thực sự tìm hiểu kiến thức ngành thật kỹ trước khi bắt tay vào công việc kế toán nhé.

WinPlace chúc các bạn thành công.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng