Lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung hay lĩnh vực xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Trên nền tảng kinh tế ngày càng phát triển, các công ty xuất khẩu mới thành lập cũng ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Đâu sẽ là những lưu ý mà các công ty này cần lưu ý để tránh sự thất bại đáng tiếc, hãy cùng tìm hiểu ngay.
Những lưu ý về thủ tục pháp lý trước khi thành lập công ty xuất khẩu
Xuất khẩu và nhập khẩu luôn là những lĩnh vực kinh doanh nhận được sự quan tâm và chú trọng đầu tư của các cấp cơ quan quản lý Nhà nước. Biểu hiện cho sự chú trọng đầu tư này chính là số lượng các công ty xuất khẩu mới thành lập tăng dần qua các năm. Nếu bạn quan tâm đến thủ tục pháp lý trước và sau thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dưới đây là những thông tin hữu ích.
Xuất nhập khẩu – lĩnh vực kinh doanh rất hấp dẫn
Các vấn đề pháp lý cơ bản
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung hay doanh nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nói riêng đều chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sự quản lý này được thể hiện thông qua việc cho phép một hay một nhóm các nhà đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp xuất khẩu hay không. Các cơ quan này cũng sẽ giải quyết các vấn đề có phát sinh liên quan đến việc thành lập.
Xác định ngành nghề kinh doanh và mô hình tổ chức doanh nghiệp cụ thể
Việc thành lập một công ty trong lĩnh vực xuất khẩu cũng cần có sự chuẩn bị tương tự như những doanh nghiệp thông thường. Những yếu tố cần quan tâm điển hình như lựa chọn nhóm ngành nghề cụ thể mà các nhà đầu tư muốn kinh doanh là gì. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng, nhằm giúp xác định mã số nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký cũng như giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Mô hình và hình thức tổ chức công ty cũng là yếu tố rất quan trọng mà mỗi nhà đầu tư cần xác định kỹ càng trước khi thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay có 04 mô hình doanh nghiệp khác nhau với những ưu – nhược điểm đặc thù. Do đó, bạn phải căn cứ vào nhu cầu phát triển của công ty mình cũng như số vốn hiện có ban đầu để lựa chọn loại hình phù hợp nhất.
Lựa chọn tên gọi cho doanh nghiệp và nơi đặt trụ sở chính
Tên gọi của doanh nghiệp là gì, trụ sở chính của công ty được đặt ở đâu,… cũng cần được chú trọng. Đây là những nội dung cơ bản mà bạn cần phải xác định và sẽ được ghi nhận trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp về cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hãy lưu ý tên gọi của doanh nghiệp sẽ không được trùng với những doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh, không được xâm phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc,…

Dấu mộc tuy không là nội dung bắt buộc doanh nghiệp cần kê khai, nhưng bạn cũng cần chuẩn bị kỹ càng trước khi đi vào hoạt động. Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, dấu mộc không chỉ bao gồm mộc gỗ đóng trên các văn bản giấy, mà nó còn bao gồm chữ ký điện tử. Pháp luật không có quy định bắt buộc cụ thể nào về dấu mộc nên bạn có thể thoải mái sáng tạo theo sở thích của mình.
Tham khảo thêm về Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại đây
Người đại diện theo pháp luật của công ty cùng các thủ tục pháp lý liên quan
Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng là một nội dung đặc biệt quan trọng. Bạn cùng những người đồng hành cần phải lựa chọn được một người đại diện cho công ty khi tham gia vào các quan hệ pháp luật hay quan hệ kinh doanh cụ thể. Một doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện và điều này sẽ được ghi nhận cụ thể trong các văn bản như nội quy, giấy đăng ký doanh nghiệp,…

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành đã có quy định những loại giấy tờ cụ thể mà các cá nhân, đơn vị cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp tại những điều khoản cụ thể. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng tra cứu tại các trang web chuyên cung cấp các thông tin pháp luật hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các văn phòng pháp lý, các công ty luật,…
Các yếu tố pháp lý phát sinh khác
Nếu hàng hóa, sản phẩm mà công ty bạn kinh doanh là những loại hàng hóa thông thường, bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ các thao tác trên là đã có thể hoạt động. Tuy nhiên, Nhà nước cũng có quy định một danh mục riêng các ngành nghề mà khi kinh doanh cần phải đáp ứng thêm những điều kiện riêng. Tùy mặt hàng cụ thể sẽ do Bộ quản lý quy định chi tiết và được công bố công khai qua các năm.

Nếu mặt hàng mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu của bạn thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện này, bạn cần liên hệ với Bộ quản lý trực tiếp để xin thêm giấy chứng nhận. Đây là điều kiện tiên quyết để quyết định rằng doanh nghiệp xuất khẩu của bạn có được Nhà nước cho phép thực hiện kinh doanh hay không. Do đó, giấy tờ này không là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
Những lưu ý về thủ tục pháp lý sau khi thành lập doanh nghiệp xuất khẩu
Đối với các công ty xuất khẩu mới thành lập, ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn còn cần phải thực hiện một số các thủ tục pháp lý khác. Điển hình có thể nhắc đến như là những thủ tục kê khai thuế, ký kết hợp đồng với người lao động,… Những thủ tục này sẽ giúp công ty của bạn hoạt động được ổn định và lâu dài hơn, cơ quan quản lý cũng thuận tiện hơn trong giám sát hằng năm.

Những vấn đề pháp lý này cần được thực hiện theo quý hoặc trong một khoảng thời gian nhất định. Sự cẩn thận và kỹ lưỡng là rất cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh vi phạm các điều cấm đáng tiếc, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Bạn nên có những bộ phận riêng để giúp quản lý và thực hiện các vấn đề này một cách chính xác nhất.
Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng trọn gói tại WinPlace
WinPlace – Giải quyết nỗi lo thuê văn phòng làm việc của doanh nghiệp
Ngoài thủ tục pháp lý, các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trẻ tuổi. Nếu điều kiện kinh tế không đủ để bạn có thể mua hoàn toàn một không gian làm việc ổn định, vậy hình thức thuê một phần hoặc toàn bộ văn phòng là giải pháp hợp lý. Và WinPlace sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

WinPlace là một đơn vị uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng với đa dạng hình thức cũng như khoảng thời gian. Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại, có đầy đủ các văn phòng từ nhỏ đến lớn, phòng họp, thuyết trình,… Các trang thiết bị văn phòng cơ bản cần thiết cũng được lắp đặt đầy đủ nhằm đáp ứng tốt nhất hoạt động kinh doanh của các đơn vị khách hàng.
Bên cạnh đó, WinPlace cũng có cung cấp các dịch vụ giải trí, các hoạt động gắn kết tập thể hay các buổi trao đổi, tập huấn kỹ năng mềm,… sau khoảng thời gian làm việc. Những dịch vụ này thường được cung cấp hoàn toàn miễn phí hoặc chỉ với một khoản phí rất nhỏ. Điều này giúp phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp cũng như đội ngũ nhân viên của mình.

Công ty xuất nhập khẩu mới thành lập thường không tránh khỏi các vấn đề pháp lý có liên quan, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của công ty. Hy vọng với những thông tin hữu ích của bài viết, những nhà thương nhân trẻ sẽ có được cái nhìn tổng quan và chủ động đối đầu với những vấn đề có thể gặp phải. Nếu có nhu cầu thuê văn phòng làm việc, WinPlace sẽ đối tác tin cậy dành cho bạn.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment