Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp

một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp

Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp là nỗi thắc mắc, trăn trở của rất nhiều người đang có dự định mở công ty kinh doanh. Theo đó, pháp luật đã quy định rất rõ về vấn đề này. Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Trước khi giải đáp câu hỏi một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp thì bạn cần nắm được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, các tổ chức và cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trừ các trường hợp mà pháp luật không cho phép. Những tổ chức cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp bao gồm những trường hợp sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đang sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp thu nguồn lợi nhuận riêng cho đơn vị, cơ quan của mình;

Việc thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình có thể hiểu khái quát là việc  sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh vào một trong các mục đích sau đây: 

(1) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người được nêu rõ trong quy định của luật doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là dự định của rất nhiều người
Thành lập doanh nghiệp là dự định của rất nhiều người

(2) Bổ sung vào ngân sách những hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; 

(3) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn 

  • Cán bộ, công chức và viên chức nhà nước theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 tại khoản 2 điều 188, doanh nghiệp tư nhân được hiểu là doanh nghiệp mà một cá nhân làm chủ và đứng ra chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Do đó, những doanh nghiệp mà không nằm trong danh sách các trường hợp không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp đều được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Các cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ phải tự bỏ vốn đầu tư và đăng ký thành lập doanh nghiệp với đơn vị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người làm chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có quyền quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Đối với việc sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính phải tuân theo quy định của pháp luật.

Người làm chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định đối với mọi hoạt động
Người làm chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định đối với mọi hoạt động

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể được phép thuê hoặc trực tiếp làm giám đốc hay tổng giám đốc. Từ đó có thể quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Bạn nên hiểu rằng, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chính là người đại diện theo pháp luật và đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách yêu cầu giải quyết những vấn đề về dân sự, bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ trước toà án. Chủ doanh nghiệp cũng đại diện cho doanh nghiệp thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Vậy mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân.

Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?

Nhiều người đặt câu hỏi mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân. Như đã nói ở trên thì những cá nhân mà không nằm trong trường hợp không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Đồng nghĩa với việc trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các hoạt động của doanh nghiệp là rất lớn.

Đây cũng là điềm đặc biệt mà doanh nghiệp tư nhân khác xa với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty TNHH. Chính vì thế, để đảm bảo việc chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp và hạn chế những rủi ro cho các cá nhân, tổ chức nên pháp luật chỉ quy định, mỗi các nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Giải đáp cho câu hỏi một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân thì chỉ được phép thành lập 1 doanh nghiệp.

1 ca nhan thanh lap toi da bao nhieu doanh nghiep
Mỗi cá nhân được thành lập tối đa 1 doanh nghiệp tư nhân

Theo luật Doanh nghiệp quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 188: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”; “Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”.

Do đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sẽ bị hạn chế một số vấn đề trong việc thực hiện quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp cũng như việc góp vốn thành lập hay mua cổ phần, vốn góp trong các doanh nghiệp khác.

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace

Nghĩa vụ của cá nhân khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bên cạnh thắc mắc một cá nhân được quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp thì nghĩa vụ của các nhân khi thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Theo đó, các nghĩa vụ bạn cần nhớ khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Luôn luôn đáp ứng đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Khi Đăng ký thành lập doanh nghiệp thì việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ đối với người chủ doanh nghiệp tư nhân
Nghĩa vụ đối với người chủ doanh nghiệp tư nhân

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc một các nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Khi muốn mở doanh nghiệp tư nhân thì bạn cũng cần nắm rõ những quy định về việc thành lập đúng pháp luật bạn nhé!

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng