Quyết định bổ nhiệm phụ trách kế toán lên đứng đầu của bộ phận kế toán của các cơ quan, doanh nghiệp. Là người có vai trò tham mưu, chỉ đạo những chiến lược liên quan tới tài chính cho đơn vị đó. Chính vì vậy để lựa chọn một người phù hợp cho vị trí này cần phải lựa chọn, cân nhắc hết sức cẩn thận. Vậy để trở thành phụ trách kế toán cần những yêu cầu gì?
Phụ trách kế toán là gì?
Phụ trách kế toán hay kế toán trưởng là vị trí do Bộ tài chính thông qua và cấp phép, có trách nhiệm phụ trách, chỉ đạo các hoạt động của bộ phận kế toán.
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán có nhiệm vụ đảm bảo tiến độ và hiệu suất công việc trong các cơ quan, doanh nghiệp và các chi nhánh. Đảm bảo cung cấp và báo cáo kịp thời cho lãnh đạo đồng thời đưa ra ý kiến đóng góp giúp lãnh đạo xử lý các vấn đề phát sinh một cách hợp lý, hiệu quả.

Phụ trách kế toán, kế toán trưởng còn là người đại diện cho các cơ quan, doanh nghiệp trong giao dịch với ngân hàng, cơ quan thuế, kho bạc và các tổ chức Nhà nước khác.
Bởi lẽ, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi đơn vị. Chính vì vậy nếu như kế toán viên không đáp ứng đủ các yêu cầu, nhiệm vụ như đã ký kết quyết định. Đồng nghĩa với việc sẽ bị bãi nhiệm, miễn nhiệm và bị thay thế khỏi vị trí đó bất kì lúc nào.
Thẩm quyền bổ nhiệm
Theo quy định của Luật Kế toán 2015, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán, như sau:
- Tổ chức cơ quan kế toán, bố trí nhân sự kế toán hoặc quyết định thuê công ty dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng theo quy định của Luật kế toán năm 2015;
- Tổ chức, hướng dẫn công tác kế toán của doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả do sai sót gây ra; chịu trách nhiệm liên đới và một số trách nhiệm về lỗi do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý ;
- Tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ doanh nghiệp và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị trực thuộc.
Quy trình quyết định bổ nhiệm phụ trách kế toán
- Bước 1: Bộ phận cấp ủy, ban lãnh đạo đơn vị họp thống nhất chủ trương về nhân sự.
- Bước 2: Chi bộ thông báo và làm công tác tham mưu về các chủ trương của cấp ủy, ban lãnh đạo đơn vị cho nhân sự để chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu.
- Bước 3: Lãnh đạo đơn vị triệu tập họp bàn và thống nhất việc bổ nhiệm phụ trách kế toán, kế toán trưởng.
- Bước 4: Đơn vị lập văn bản gửi lên phòng Tài chính (hoặc kế toán trưởng đơn vị kế toán cấp trên trực thuộc), đưa ra ý kiến về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân sự được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán, kế toán trưởng.
- Bước 5: Sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của phòng tài chính (hoặc kế toán trưởng đơn vị kế toán trực thuộc), bộ phận tham mưu về công tác cán bộ tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng đơn vị, cơ quan có thẩm quyền để ký các quyết định bổ nhiệm.

Công việc cần làm sau khi được bổ nhiệm
Khi thay đổi hoặc bổ nhiệm phụ trách kế toán hay kế toán trưởng mới, người đại diện Pháp lý của phòng ban kế toán hoặc người quản lý, điều hành bộ phận kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và sổ sách giữa phụ trách kế toán, kế toán trưởng cũ và phụ trách kế toán, kế toán trưởng mới.
Đồng thời, mọi thành viên trong các bộ phận có liên quan trong đơn vị và các cơ quan, đối tác liên quan đến tài khoản giao dịch phải được thông báo về vị trí mới được đảm nhận. Đảm bảo rằng họ và tên, mẫu chữ ký của phụ trách kế toán, kế toán trưởng mới được cập nhật kịp thời.
Kể từ ngày nhận quyết định và bàn giao công việc, phụ trách kế toán, kế toán trưởng mới phải chịu mọi trách nhiệm về công việc kế toán của mình. Đối với phụ trách kế toán, kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình cho đến hết thời gian phụ trách ghi trong đã hợp đồng ký kết.
Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Yêu cầu để được bổ nhiệm vào vị trí phụ trách kế toán
Phụ trách kế toán, kế toán trường có thể được coi là “trái tim” của một cơ quan, doanh nghiệp. Do đó, để đảm nhận được vị trí này, kế toán viên cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
Về trình độ nghiệp vụ chuyên môn
- Đối với đơn vị kế toán thuộc cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, người được tin tưởng phân công phụ trách kế toán, kế toán trưởng phải có trình độ nghiệp vụ kế toán từ cử nhân Đại học trở lên.
- Đối với đơn vị kế toán các cấp khác nhỏ hơn, người được tin tưởng phân công phụ trách kế toán, kế toán trưởng phải có trình độ nghiệp vụ kế toán từ Trung cấp trở lên.

Về thời gian công tác trong ngành
- Đối với những người được đào nghiệp vụ chuyên môn kế toán từ bậc Đại học trở lên, ít nhất phải có thời gian công tác thực tế về kế toán 2 năm trở lên.
- Đối với những người được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn kế toán từ bậc Trung cấp hoặc Cao đẳng, phải có thời gian công tác thực tế từ 3 năm trở lên.
Về phẩm chất đạo đức
- Có các phẩm chất đạo đức cần kiệm, liêm chính, trung thực trước các khoản thu chi, ngân sách, chứng từ của đơn vị đang làm việc;
- Có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ các chế độ chính xác về kinh tế – tài chính do Nhà nước ban hành.
Những đối tượng không được đảm nhận vị trí phụ trách kế toán
Một số trường hợp được coi là không đủ khả năng làm nghề phụ trách kế toán, kế toán trưởng theo quy định Nhà nước bao gồm:
- Người chưa đạt chuẩn về độ tuổi cũng như nhận thức: Trẻ chưa tuổi vị thành niên, người không có năng lực hành vi dân sự, những người hiện đang bị quản thúc trong cơ sở cai nghiện hoặc nhận giáo dục bắt buộc đặc biệt.
- Những người vi phạm các quy định của pháp luật như: Người vị vô hiệu giấy phép hành nghề kế toán theo quyết định hay bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành án tù hoặc đã bị kết án bởi những tội về trật tự kinh tế, tội phạm về công việc liên quan đến mà chưa được xóa án tích;

- Những người có quan hệ với giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật, tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc, người đứng đầu người phụ trách công tác tài chính kế toán của công ty như: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, anh chị em ruột, vợ chồng, con ruột, con đẻ….
- Những người hiện đang giữ chức vụ điều hành, quản lý, thủ kho hay thủ quỹ trong cùng một đơn vị thì không được đồng thời giữ chức kế toán trưởng. Ngoại trừ trường hợp đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ tự làm chủ sở hữu không thuộc vốn điều hành của Nhà nước.
Nhiệm kỳ của một phụ trách kế toán, kế toán trưởng
Theo quy định điểm a khoản 2, thời gian bổ nhiệm phụ trách kế toán, kế toán trưởng của Nhà nước hiện nay là 5 năm. Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời gian bổ nhiệm, đơn vị phải tiến hành quy trình, xem xét, bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm lại vị trí của phụ trách kế toán, kế toán trưởng.
Bài viết trên là tất tần tật thông tin liên quan đến yêu cầu cũng như thời gian đảm nhận công việc phụ trách kế toán, kế toán trưởng. Hy vọng những thông tin trên thực sự bổ ích cho các bạn đang theo đuổi ngành nghề kế toán nói chung và những ai đang hành nghề kế toán nói riêng. Mong rằng bạn sẽ sớm đạt được những vị trí cao và thành công nhất định trong tương lai.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment