Bảng tài khoản kế toán năm 2021 theo thông tư mới nhất đưa ra

bảng tài khoản kế toán năm 2021

Bảng tài khoản kế toán năm 2021 giúp ích khá nhiều cho người làm công việc kế toán trong việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế của người tham gia lao động. Mặc dù có khá nhiều loại tài khoản kế cần phải ghi nhớ tuy nhiên, đối với người làm kế toán, điều này rất quan trọng.   

Bảng tài khoản kế toán năm 2021 là gì?

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, … thì sẽ có những việc phát sinh như mua – bán, thu – chi, tất cả những phát sinh trên được gọi là Nghiệp vụ kinh tế. tho
Tài khoản kinh tế là công cụ dùng để phản ánh các thông tin của Nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chiếu theo từng đối tượng riêng biệt thì sẽ có những tài khoản kế toán riêng biệt. 

Theo thông tư số 200 (được ban hành năm 2014) được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, ngoài ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng theo nhưng phải thông qua cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán mới nhất ra sao?

Bảng tài khoản kế toán năm 2021 theo thông tư mới 

Các chức danh kế toán thường được sử dụng bao gồm tài khoản tài sản; tài khoản phải trả; tài khoản vốn chủ sở hữu; tài khoản thu nhập; tài khoản chi phí sản xuất và hoạt động; tài khoản thu nhập khác; tài khoản chi phí khác và cuối cùng là tài khoản xác định thu nhập. Dưới đây là nội dung chi tiết của từng tài khoản trong bảng tài khoản kế toán năm 2021.

Tham khảo thêm bài viết: Chuẩn mực kế toán theo thông tư 200

Tài khoản tài sản

Là tài khoản thể hiện các nguồn lực kinh tế khác nhau mà doanh nghiệp sở hữu. Các nguồn tiền ở đây có thể thể hiện qua tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tòa nhà, kho hàng, các khoản phải thu,… Và được chia làm 2 loại: Tài sản ngắn hạn (tài khoản loại 1) và Tài sản dài hạn (tài khoản loại 2) 

Ngoài ra Tài khoản loại 1 có 20 loại tài khoản và được chia thành 7 nhóm:

  • Nhóm tài khoản 11 – 3 tài khoản: Tài khoản 111, 112 và 113 tương đương tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. 
  • Nhóm Tài khoản 12 – 2 tài khoản: tài khoản 121 là tài khoản chứng khoán kinh doanh, tài khoản 128 là tài khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. 
  • Nhóm Tài khoản 13 – 4 tài khoản: tài khoản 131, 133, 136 và 138. 
  • Nhóm Tài khoản 14 – 1 tài khoản:
  • Tài khoản 141 – Tạm ứng
  • Nhóm Tài khoản 15 gồm 8 tài khoản bao gồm tài khoản 151, 152, 153, 154. Ngoài ra, các tài khoản về thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán và hàng hóa kho bảo thuế tương đương tài khoản 155, 156, 157 và 158. 
  • Nhóm Tài khoản 16 – 1 tài khoản:
  • Tài khoản 161 – Chi sự nghiệp
so sánh bảng kế toán năm 2021
So sánh bảng tài khoản kế toán năm 2021 
  • Nhóm Tài khoản 17 – 1 tài khoản: tài khoản giao dịch mua bán trái phiếu chính phủ là tài khoản 171. 

Ngoài ra, còn có loại tài khoản tài sản dài hạn bao gồm 14 tài khoản được chia thành 3 nhóm chính: 

  • Nhóm Tài khoản 21 là nhóm Tài sản cố định gồm có 5 tài khoản: tài khoản 211, 212, 213, 214 và 217 tương đương các tài khoản tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình, hao mòn tài sản cố định và bất động sản đầu tư. 
  • Nhóm Tài khoản 22 là nhóm tài khoản Đầu tư dài hạn gồm có 5 tài khoản: tài khoản 221, 222, 223, 228 và 229.
  • Nhóm Tài khoản 24  là nhóm Các tài sản dài hạn khác gồm có 4 tài khoản: tài khoản 241 là xây dựng cơ bản dở dang, tài khoản 242 là tài khoản chi phí trả trước dài hạn và tài khoản 243 tài sản thuế thu nhập hoãn lại. 

Tài khoản nợ phải trả

Tài khoản nợ phải trả gồm có 15 tài khoản được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm Tài khoản 33 gồm có 7 tài khoản: tài khoản 331, 333, 334 là những tài khoản Phải trả cho người bán, Thuế và các khoản nộp Nhà nước, Phải trả người lao động. Bốn tài khoản còn lại là tài khoản 335, 336, 337 và 338 tương đương những tài khoản Chi phí phải trả, Phải trả nội bộ, Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng và Phải trả, phải nộp khác. 
  • Nhóm Tài khoản 34 gồm có 4 tài khoản: tài khoản 341 là tài khoản vay và nợ thuê tài chính, tài khoản 343 là tài khoản trái phiếu phát hành, tài khoản 344 là Nhận ký quỹ, ký cược và tài khoản 347 là tài khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 
  • Nhóm Tài khoản 35 gồm có 4 tài khoản: tài khoản Dự phòng phải trả, Quỹ khen thưởng phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và Quỹ bình ổn giá tương đương tài khoản 352, 353, 356 và 357. 

Tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu

Tài khoản vốn chủ sở hữu gồm có 11 tài khoản được chia thành 4 nhóm là: 

  • Nhóm Tài khoản 41 gồm có 7 tài khoản: Tài khoản 411, 412, 413, 414, 417, 418 và 419. Các tài khoản này có tên gọi tương đương Vốn đầu tư của chủ sở hữu, Chênh lệch đánh giá lại tài sản, Chênh lệch tỷ giá hối đoái, tài khoản Quỹ đầu tư phát triển, tài khoản Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và tài khoản Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và Cổ phiếu quỹ. 
  • Nhóm Tài khoản 42 gồm có 1 tài khoản là tài khoản 421 được biết tới là tài khoản Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 
  • Nhóm Tài khoản 44 gồm có 1 tài khoản là tài khoản 441, tài khoản Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 
  • Nhóm Tài khoản 46 được chia thành 2 loại tài khoản là tài khoản 461, tài khoản Nguồn kinh phí sự nghiệp và tài khoản 466, tài khoản Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
cập nhật tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán được cập nhập 

Tài khoản doanh thu

Tài khoản doanh thu có 3 tài khoản được chia thành 2 nhóm tài khoản gồm:

  • Nhóm Tài khoản 51 gồm có 2 tài khoản: tài khoản 511, 515 tương đương Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Doanh thu hoạt động tài chính. 
  • Nhóm Tài khoản 52 gồm có 1 tài khoản là tài khoản 521 là các khoản giảm trừ doanh thu. 

Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh

Tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh có 10 tài khoản được phân chia thành 4 nhóm:

  • Nhóm Tài khoản 61 gồm có 1 tài khoản duy nhất là tài khoản Mua hàng là tài khoản 611.
  • Nhóm Tài khoản 62 gồm có 4 tài khoản: tài khoản 621, 622, 623 và 627 là các tài khoản về chi phí. 
  • Nhóm Tài khoản 63 gồm có 3 tài khoản là tài khoản 631, 632, 635 tương đương Giá thành sản xuất, Giá vốn hàng bán và Chi phí tài chính. 
  • Nhóm Tài khoản 64 gồm có 2 tài khoản gồm tài khoản 641 là tài khoản Chi phí bán hàng và tài khoản 642 là tài khoản Chi phí quản lý doanh nghiệp. 

Tài khoản thu nhập khác và tài khoản chi phí khác và tài khoản xác định kết quả kinh doanh

Ngoài các tài khoản sổ cái thường được sử dụng trong bảng tài khoản kế toán năm 2021 nêu trên, còn có một số loại tài khoản khác cũng không kém phần quan trọng. Các tài khoản này là tài khoản thu nhập khác, tài khoản chi phí khác và tài khoản xác định thu nhập.

Tài khoản thu nhập khác có một tài khoản là 711. Tài khoản chi phí có 2 tài khoản, tài khoản 811 là chi phí khác và tài khoản 821 là chi phí thuế TNDN. Tài khoản đánh giá thu nhập có một tài khoản là tài khoản 911.

người làm kê toán
Công việc tính toán thường ngày của người làm kế toán 

Trên đây là một số thông tin quan trọng về bảng tài khoản kế toán năm 2021. WinPlace hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ phần nào những người làm trong ngành kế toán thực hiện nghiệp vụ của các bạn.  

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng