Bảng tài khoản kế toán đầy đủ và chi tiết nhất theo thông tư 200

bảng tài khoản kế toán đầy đủ

Bảng tài khoản kế toán đầy đủ được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp theo thông tư 200. Đây là thông tin những ai đang theo đuổi công việc kế toán cần nắm để thuận tiện theo dõi, đối chiếu khi làm báo cáo và hồ sơ. Link tải bảng kế toán chi tiết được cập nhật ngay trong bài viết sau. 

Bảng tài khoản kế toán là gì?

Tài khoản kế toán là các đối tượng kế toán được phân loại bởi Bộ Tài Chính, là công cụ để hệ thống hóa số liệu, nguồn số liệu cung cấp thông tin cho kế toán để lên được các chỉ tiêu có trong báo cáo.
Đây chính là cách thức giúp kế toán phân loại các đối tượng để giám sát kiểm tra, phản ánh thường xuyên liên tục một cách hệ thống tình hình hiện có và sự biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như các quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau ở các doanh nghiệp.

Tổng hợp tất cả các tài khoản kế toán được liệt kê thành dạng bảng để mỗi kế toán, chủ doanh nghiệp đều có thể tra cứu thông tin khi điền sổ sách và gọi chung là bảng tài khoản kế toán. 

Thực tế, tại Việt Nam, các văn bản pháp luật quy định tên gọi của bảng này là hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp. Hệ thống này áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp ở Việt Nam được quy định rõ trong thông tư 200 được ban hành năm 2014 bởi Bộ Tài Chính.

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được quy ước bằng bằng các chữ số. Mỗi chữ số sẽ thể hiện ý nghĩa cụ thể sau:

  • Số đầu tiên sẽ mang ý nghĩa phân loại tài khoản.
  • Hai số đầu tiên thể hiện nhóm tài khoản. Ví dụ: Tài khoản có hai số đầu là 15 (TK 15x) chỉ tài khoản thuộc nhóm TK “Hàng tồn kho”.
  • Số thứ ba chỉ tài khoản cấp 1 thuộc nhóm được phản ánh. Ví dụ: TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
  • Số thứ 4 (nếu có) chỉ tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản được phản ánh bằng 3 số đầu. Ví dụ: TK 1521 “Vật liệu chính”.

Việc chọn lựa các tài khoản sẽ được dựa trên tiêu chí căn cứ sau:

  • Căn cứ vào kết cấu tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh.
  • Căn cứ vào yêu cầu quản lí và nhu cầu thông tin cho quản lí.
  • Căn cứ vào nội dung ghi chép của các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán được Bộ Tài chính ban hành và chính thức áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thực chất là cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).
Cập nhật bảng tài khoản kế toán đầy đủ
Cập nhật bảng tài khoản kế toán đầy đủ

Bảng tài khoản kế toán tại Việt Nam hiện đang được chia thành 2 cấp. Trong đó, có 76 tài khoản cấp 1 và 150 tài khoản cấp 2 và 9 tài khoản cấp 3. Mỗi tài khoản kế toán được sử dụng cho một đối tượng kế toán riêng trong doanh nghiệp, có thể thể hiện tất cả các thông tin trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. 

Lưu ý, trong các quy định vận dụng sửa đổi bổ sung mở thêm tài khoản kế toán có đề cập cụ thể.

Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản của chế độ doanh nghiệp ban hành kèm theo để áp dụng cụ thể vào đặc thù kinh doanh của từng ngành từng đơn vị. Tuy nhiên, phải đảm bảo các yếu tố đúng và phù hợp với kết cấu, nội dung phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

Khi các doanh nghiệp muốn bổ sung các tài khoản cấp 1 và cấp 2 hoặc sửa đổi các tài khoản về tên, ký hiệu nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế đặc thủ thì nhất định phải có được sự chấp thuận bằng văn bản cụ thể của Bộ Tài Chính.

Đối với các trường hợp doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài sản cấp 2, tài sản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản doanh nghiệp quy định tại Thông tư 200 (phụ lục 01) nhằm phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài Chính chấp thuận – Tại khoản 1, điều 9, Thông tư 200.

Phân loại tài khoản trong bảng tài khoản kế toán

Dù có gần hơn 70 nhóm tài khoản kế toán theo tổng hợp từ Bộ Tài Chính, nhưng dựa trên nội dung của từng tài khoản, chúng ta có thể chia thành 3 loại. Cụ thể, các loại tài khoản kế toán bao gồm:

  • Tài khoản tài sản: Đây là nhóm các tài khoản thể hiện tài sản của doanh nghiệp. Đó có thể là tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn. Ví dụ: Tiền Việt Nam (TK 1111); Ngoại tệ (TK 1112);  Tài sản cố định hữu hình (Tài khoản cấp 1 TK 211);…
  • Tài khoản nguồn vốn: Đây là nhóm các tài khoản thể hiện tất cả nguồn vốn để tạo nên tài sản cho doanh nghiệp. Cụ thể, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: nợ phải trả và vốn của chủ sở hữu. Ví dụ: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (TK 1361); Vốn góp của chủ sở hữu (TK 4111); Cổ phiếu hữu đãi (TK 41112);  Thuế giá trị gia tăng phải nộp (TK 3331); Thuế giá trị gia tăng đầu ra (TK 33311);…
  • Tài sản trung gian: Đây là nhóm tài khoản phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động này thường thể hiện thông qua chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Tài khoản cấp 1 TK 154); Chi phí thu mua hàng hóa (TK 1562);…
Phân loại và nhận dạng các nhóm tài khoản
Phân loại và nhận dạng các nhóm tài khoản

Bạn có thể theo dõi và cập nhật hệ thống tài khoản kế toán mới nhất tại đây: PHỤ LỤC – BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC . Đây là bảng tài khoản kế toán đầy đủ được đính kèm theo thông tư 200 của Bộ Tài Chính.
Hệ thống tài khoản kế toán trong link tham khảo kể trên được sử dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bạn có thể theo dõi khi làm báo cáo, hồ sơ cho doanh nghiệp. 

Cách ghi nhớ tài khoản kế toán để thuận tiện làm việc

Với hơn 900 tài khoản kế toán cấp 2, việc ghi nhớ để thuận tiện trong làm việc gần như là không thể. Tuy nhiên, nếu nắm được các nguyên tắc trung trong sắp xếp và trình bày của bảng tài khoản kế toán đầy đủ, bạn có thể dự đoán được tài khoản và tìm kiếm thông tin nhanh hơn trong quá trình làm việc. 

Cũng vì vậy, rất nhiều kế toán tìm cách thống kê và tìm quy luật để ghi nhớ những dãy số này. Dưới đây là cách ghi nhớ tài khoản kế toán được chia sẻ từ những anh chị đã nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đầu tiên hãy làm quen với từng loại tài khoản, nhận định bản chất của từng loại.

  • Tài khoản “Tài sản” là tài khoản với đầu số 1 và 2.Chẳng hạn: Tiền Mặt (TK 111); Tiền gửi ngân hàng (TK 112); Tài sản cố định thuê tài chính (TK 212); Tài sản cố định vô hình (TK 213);…
  • Tài khoản “Nợ phải trả” là tài khoản với đầu số 3. Chẳng hạn: Phải trả cho người bán (TK 331); Thuế tài nguyên (TK 3336); Phải trả người lao động (TK 334);…
  • Tài khoản “Vốn chủ sở hữu” là tài khoản với đầu số 4. Chẳng hạn: Vốn góp của chủ sở hữu (TK 4111); Thặng dư vốn cổ phần (TK 4112); Chênh lệch đánh giá lại tài sản (TK 412);…
  • Tài khoản “Doanh thu” là tài khoản với đầu số 5. Chẳng hạn: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511); Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515); Các khoản giảm trừ doanh thu (TK 521);..
  • Tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh” là tài khoản với đầu số 6. Chẳng hạn: Chi phí thu mua hàng hóa (TK 1562); Chi phí trả trước (TK 242); Chi phí phải trả (TK 335);…
  •  Tài khoản “Thu nhập khác” là tài khoản 711. Các nguồn thu được liệt kê vào nhóm này bao gồm: Thanh lý/nhượng bán tài sản cố định, tiền bảo hiểm được đền bù, tiền phạt thu được từ vi phạm hợp đồng,…
  • Tài khoản “Chi phí khác” là tài khoản 811. Các khoản chi phí được liệt kê vào nhóm này bao gồm: Phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hành chính,…
  • Tài khoản “xác định kết quả kinh doanh” là tài khoản 911. Cách xác định kết quả kinh doanh có thể tham khảo tại link.
Cách định khoản dựa trên các nhóm tài khoản
Cách định khoản dựa trên các nhóm tài khoản

Nguyên tắc định khoản tài khoản kế toán khi có phát sinh

Khái niệm và phân loại

Một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất mà một nhân viên kế toán bắt buộc phải nắm vững là định khoản kế toán. Đây là cách giúp chúng ta xác định ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh vào bên nợ bên có của các tài khoản kế toán có liên quan.

Có 2 loại định khoản là định khoản giản đơn và định khoản phức tap. Định khoản kế toán giản đơn là định khoản kế toán mà chỉ liên quan tới 2 loại tài khoản kế toán tổng hợp.

Ngược lại, định khoản kế toán phức tạp là định khoản kế toán liên quan tới 3 tài khoản kế toán tổng hợp trở lên.

Nguyên tắc định khoản tài khoản kế toán

Kế toán cần nắm được các nguyên tắc này để ghi sổ sách kế toán, hạch toán và làm báo cáo. Biết cách định tài khoản giúp bạn giảm sai sót trong quá trình ghi thông tin, giảm thời gian kiểm xót về sau. Cụ thể:

  • Tài khoản liên quan đến tài sản (Nhóm tài khoản tài sản, doanh thu và chi phí, bao gồm 1, 2, 6 và 8): Tăng – Ghi NỢ; Giảm – Ghi CÓ. 

Ví dụ: Thanh toán tiền bao bì 8 triệu đồng. Với trường hợp này, số lượng bao bì nhập kho tăng lên. Kế toán ghi Nợ TK 156: 8 triệu. Tiền mặt giảm, kế toán ghi CÓ TK 111: 8 triệu. 

  • Tài khoản mang tính chất nguồn vốn (nhóm tài khoản Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu, Doanh thu, Thu nhập khác, bao gồm 3, 4, 5, 7): Tăng – Ghi Có; Giảm – Ghi Nợ. 

Ví dụ: Thanh toán tiền hàng cho người bán bằng 15 triệu tiền mặt. Thanh toán tiền hàng cho người bán nghĩa là giảm 1 khoản Nợ phải trả. Ghi Nợ TK 331 15 triệu. Thanh toán bằng tiền mặt (thuộc nhóm tài sản) có nghĩa là giảm tiền mặt, ghi có TK 111 15 triệu. 

Tuân thủ nguyên tắc kế toán
Tuân thủ nguyên tắc kế toán

Lưu ý,  theo nguyên tắc hạch toán kép, khi ghi NỢ tài khoản này thì phải có CÓ ở tài khoản khác. Có nghĩa là: Tổng số tiền bên NỢ và bên CÓ phải bằng nhau. Vì vậy, khi kiểm tra sổ sách kế toán thấy số liệu này có sự chênh lệch bạn phải rà soát lại để điều chỉnh số liệu chính xác. 
Chính vì để tránh những sai phạm quy định, hệ thống tài khoản kế toán luôn được các doanh nghiệp chú trọng tuân thủ các điều khoản căn bản khi lập hệ thống này cho doanh nghiệp mình.

Bài viết trên Winplace đã chia sẻ đã thông tin cho các bạn bảng tài khoản kế toán đầy đủ theo thông tư 200 đầy đủ và cách ghi nhớ hệ thống tài khoản và cách định khoản kế toán chính xác . Hãy lưu ý trong quá trình ghi CÓ, NỢ để đảm bảo hai số liệu này luôn bằng nhau! 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng