Ngày nay, kế toán được thực hiện thông qua các phần mềm trên máy tính. Do vậy, Bộ Tài chính đã ban hành một số loại tài khoản kế toán để các doanh nghiệp có thể kê khai thông tin được rõ ràng hơn. Những thông tư mới ra đời đã đưa ra bảng số hiệu tài khoản kế toán để mã hóa các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong bảng số hiệu sẽ có đầy đủ các mục phản ánh tình hình kinh doanh của công ty.
Tài khoản kế toán và những thông tin liên quan
Trong kế toán của doanh nghiệp thì không thể nào thiếu tài khoản kế toán. Có tài khoản kế toán thì mới có thể thực hiện được việc hạch toán cũng như quản lý được tài sản của doanh nghiệp.
Tài khoản kế toán là gì?
Để tóm tắt tất cả các nghiệp vụ phát sinh ảnh hưởng tới vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí tài sản hoặc khoản mục riêng biệt thì cần dùng đến một phương tiện là tài khoản kế toán. Đồng thời, đây cũng là một công cụ dùng để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng ghi của hạch toán kế toán.

Nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp có thể được hiểu đơn giản đó chính là những hành động mua bán, thu chi tiền bạc hoặc hợp nhất, sáp nhập công ty… Thông qua đó, doanh nghiệp có thể quản lý được tài sản dễ dàng và thuận tiện hơn.
Một tài khoản kế toán thông thường sẽ gồm những yếu tố sau:
- Tên gọi tài khoản thường là tên của đối tượng được hạch toán như tài sản, nguồn vốn, tiền
- Số hiệu là một bảng mã hóa những đối tượng được mã hóa
- Bên trái hay còn được gọi là bên nợ (Debit), khi ghi Nợ một tài khoản nghĩa là ghi số tiền vào bên Nợ của tài khoản đó
- Bên phải còn được gọi với tên khác là bên Có (Credit), khi ghi Có một tài khoản nghĩa là ghi số tiền vào bên Có của tài khoản đó.
Việc ghi tài khoản bên Nợ hay bên Có chỉ là để ghi chép chứ không còn ý nghĩa kinh tế nào khác. Thông qua việc ghi bên Nợ và bên Có sẽ đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Các loại tài khoản tài khoản kế toán
Để việc hạch toán tài khoản kế toán được dễ dàng hơn, tài khoản kế toán được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng. Những loại tài khoản này được đánh số để tiện cho việc ghi chép cũng như quản lý. Danh mục các loại tài khoản có thể kể đến như:
- Tài sản ngắn hạn được phân loại thành tài khoản loại 1
- Tài sản dài hạn được phân loại thành tài khoản loại 2
- Nợ phải trả được quy ước thành tài khoản loại 3
- Vốn chủ sở hữu thuộc quy ước tài khoản loại 4
- Doanh thu sẽ thuộc tài khoản loại 5
- Chi phí sản xuất, kinh doanh được quy ước thành tài khoản loại 6
- Những thu nhập khác của doanh nghiệp thuộc tài khoản loại 7
- Tài khoản loại 8 là những chi phí khác trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài khoản loại 9 dùng để xác định kết quả kinh doanh
- Tài khoản ngoài bảng thì được quy ước với tài khoản loại 0.

Bảng số hiệu tài khoản kế toán theo pháp luật hiện nay
Số hiệu tài khoản sẽ giúp kế toán hạch định thông tin nhanh chóng và ngắn gọn. Bởi vì được sử dụng chung nên các đối tượng sẽ được quy ước chung. Pháp luật đã ban hành bảng số hiệu tài khoản kế toán để doanh nghiệp nắm rõ về dễ ghi nhận thông tin.
Số hiệu tài khoản kế toán là gì?
Doanh nghiệp sử dụng tài khoản kế toán để ghi nhận các thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh như mua bán, thu chi. Tuy nhiên, những đối tượng để ghi nhận đó có thông tin quá dài nên nếu ghi nhận tất cả có thể khiến bảng hạch toán dài dòng và khó nắm bắt. Chính vì thế, số hiệu tài khoản kế toán ra đời để mã hóa cho những đối tượng kế toán.

Số hiệu tài khoản kế toán được quy ước bởi từng ký tự khác nhau. Chẳng hạn như tiền mặt sẽ được mã hóa thành TK 111 hoặc hàng hóa sẽ được mã hóa thành TK 156. Tương tự vậy, pháp luật đã ban hành bảng số hiệu tài khoản kế toán để thống nhất thông tin trong việc kế toán trên khắp cả nước.
Bảng số hiệu tài khoản kế toán theo Thông tư 200 năm 2014
Để thống nhất số hiệu kế toán, Bộ Tài chính đã cho ra đời bảng số hiệu tài khoản kế toán. Các doanh nghiệp sẽ dựa trên bảng số hiệu tài khoản kế toán của Thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính để hạch toán các thông tin sao cho chính xác nhất.
Như đã nói ở trên, có rất nhiều tài khoản kế toán khác nhau để chỉ những đối tượng trong nghiệp vụ kinh tế. Chính vì thế, số hiệu tài khoản kế toán cũng có sự khác biệt giữa những tài khoản kế toán này.
Bảng số hiệu của tài khoản tài sản
Bảng số hiệu tài khoản kế toán được quy định thành hai cấp là cấp 1 và cấp 2. Bảng số hiệu cấp 1 của tài khoản tài sản bao gồm một số ký hiệu sau:
- TK 111 là tiền mặt
- TK 112 là tiền gửi ngân hàng
- Những loại tiền đang chuyển là TK 113
- Tiền thuộc chứng khoán kinh doanh thì là TK 114
- Những khoản tiền đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là TK 115
- Khoản tiền mặt phải thu của khách hàng là TK 131
- Khoản tiền được khấu trừ từ thuế GTGT là TK 133
- Những khoản tiền thu khác thuộc TK 138
- Hàng hóa đã mua và đang được vận chuyển thì thuộc TK 151
- Tiền mua nguyên vật liệu thuộc TK 152
- Tiền mua các công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất là TK 153
- Khoản tiền liên quan đến chi phí thu mua hàng hóa là TK 156.

Bảng số hiệu của tài khoản nợ phải trả
Trong bảng số hiệu của tài khoản nợ phải trả thì có một số những ký hiệu sau đây:
- TK 331 phản ánh khoản nợ phải trả cho bên người bán
- Những khoản thuế, khoán phải nộp cho Nhà nước thuộc TK 333
- Những chi phí phải trả cho người lao động thuộc TK 334
- Chi phí phải trả cho hoạt động sản xuất thì thuộc TK 335
- Những khoản nợ chi trả trong nội bộ thì thuộc TK 336
- TK 338 phản ánh những khoản vay hay khoản nợ khác phải trả
- Trái phiếu phát hành thì ghi nhận tại TK 343
- Những khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược thì thuộc TK 344
- Thuế thu nhập phải hoàn trả thì sẽ thuộc TK 347.
Bảng số hiệu của vốn chủ sở hữu
Trong bảng số hiệu của vốn chủ sở hữu thì có một số những ký hiệu sau đây:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ thuộc TK 491
- Những khoản chênh lệch khi đánh giá lại tài sản sẽ thuộc TK 412
- Khoản chênh lệch trong tỷ giá hối đoái sẽ thuộc TK 413
- Tiền từ quỹ đầu tư phát triển thì thuộc TK 414
- Những quỹ dùng để sắp xếp doanh nghiệp thì thuộc TK 417
- Những quỹ khác sử dụng thuộc về vốn chủ sở hữu sẽ là TK 418
- Cổ phiếu quỹ sẽ có TK 419
- Những khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thì là TK 421
- Những nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ bản sẽ thuộc TK 411
- Nguồn kinh phí cho sự nghiệp thuộc TK 461.

Bảng số hiệu của chi phí sản xuất kinh doanh
Trong bảng số hiệu tài khoản kế toán có những số hiệu của chi phí tài khoản sản xuất kinh doanh. Loại đối tượng này được quy định với những ký hiệu sau:
- Tiền mua hàng thuộc TK 611
- Chi phí cho nguyên liệu, vật liệu dùng trong sản xuất là TK 621
- Chi phí cho nhân công sản xuất trực tiếp là TK 622
- Chi phí sản xuất chung thì được quy ước bằng TK 627
- Chi phí dùng cho quản lý doanh nghiệp là TK 642.
Bảng số hiệu tài khoản kế toán đưa ra các quy ước đối với những đối tượng được dùng trong hạch toán. Thông qua bảng số hiệu, doanh nghiệp sẽ ghi chép các thông tin ngắn gọn, dễ hiểu và không mất quá nhiều thời gian. Do vậy, mỗi kế toán phải nắm bắt được số hiệu để quá trình lưu trữ, ghi chép thông tin được dễ dàng hơn.
Liên hệ với Winplace để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
Website: www.winplace.com.vn
Fanpage: Winplace Coworking Space
Hotline: 097 631 2066 – 0938 80 90 70
Add Comment