Bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

Mỗi một kế toán muốn làm tốt công việc của mình thì cần phải nắm vững các nghiệp vụ. Trong đó, việc đầu tiên là phải ghi nhớ các tài khoản kế toán bởi vì đây là phương tiện để phản ánh các sự việc phát sinh theo từng đối tượng kế toán cụ thể. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn nội dung bảng hệ thống kế toán tài khoản ngân hàng cũng như các cách ghi nhớ.

Nội dung bảng hệ thống kế toán tài khoản ngân hàng

Những người làm kế toán để làm được bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thì trước tiên cần nắm vững nội dung cốt yếu. Nội dung hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng bao gồm 2 vấn đề chính mà người làm kế toán cần nắm rõ:

  • Các danh mục về Loại, Tài khoản tổng hợp các cấp; 
  • Nắm được các hướng dẫn về công dụng; nội dung phản ánh; kết cấu; tính chất và cách mở tài khoản chi tiết với từng tài khoản tổng hợp

Chúng ta đều biết rằng, Hệ thống tài khoản Ngân hàng Nhà nước và hệ thống tài khoản khác của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Cả hai hệ thống tài khoản này đều đã được áp dụng mã hóa theo hệ thống số thập phân nhiều bậc và được bố trí theo trình tự từ: Loại tài khoản, tài khoản tổng hợp các cấp, tài khoản phân tích và ký hiệu tiền tệ.

bảng hệ thống tkkt
Bảng hệ thống TKKT ngân hàng không phải bất cứ kế toán nào cũng nhớ

Loại tài khoản

Loại khoản là một nội dung quan trọng trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng. Loại tài khoản được xem là hình thức phân tổ tài khoản theo loại hoặc nội dung nghiệp vụ. Mỗi loại tài khoản thường bao gồm một số tài khoản có chức năng phản ánh hoạt động của một loại tài khoản hay nghiệp vụ nào đó. 

Cả hai hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng đều được bố trí thành 9 loại: 

  • Loại 1,2 và 3 gồm các nhóm tài khoản mục đích để phản ánh tài sản của Ngân hàng nhà nước, tổ chức doanh nghiệp
  • Loại 4 bao gồm gồm nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả; 
  • Loại 5 bao gồm gồm các tài khoản phản ánh hoạt động thanh toán; 
  • Loại 6 bao gồm các tài khoản phản ánh vốn và quỹ của ngân hàng; 
  • Loại 7 và 8 bao gồm các tài khoản phản ánh thu nhập, chi phí,; 
  • Loại 9 gồm các tài khoản ngoại bảng. 

Loại ký hiệu bằng chữ số Ả rập, gồm các chữ số bắt đầu từ số 1 đến số 9, trong đó từ số 1 đến số 8 thuộc các tài khoản trong bảng cân đối kế toán, số 9 thuộc các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.

các loại trong hệ thống tài khoản
Các loại trong hệ thống tài khoản của NHNN 

Tham khảo thêm bài viết: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tài khoản tổng hợp

Tài khoản tổng hợp trong trong hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng của ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng được sẽ được bố trí thành 5 cấp, từ cấp 1 đến cấp 5.

  • Tài khoản tổng hợp cấp 1 được sử dụng để chi tiết hóa Loại tài khoản, và được ký hiệu thành hai chữ số: chữ số thứ nhất dùng để chỉ Loại và chữ số thứ hai là thứ tự của tài khoản tổng hợp trong loại
  • Tài khoản tổng hợp cấp 2 được sử dụng để chi tiết hóa tài khoản tổng hợp cấp 1 và được kí hiệu bởi 3 chữ số: hai chữ số đầu tiên là số hiệu tài khoản tổng hợp cấp 1 và chữ số thứ ba là số thứ tự của tài khoản tổng hợp cấp 2 trong tài khoản tổng hợp cấp 1;
  • Tài khoản tổng hợp cấp 3 được sử dụng để chi tiết hoá tài khoản tổng hợp cấp 2 và được kí hiệu bởi 4 chữ số: ba chữ số đầu là số hiệu tài khoản tổng hợp cấp 2 và chữ số thứ tư là số hiệu của tài khoản tổng hợp cấp 3 trong tài khoản tổng hợp cấp 2;

Tài khoản chi tiết:

Theo quy định của ngân hàng nhà nước, số hiệu tài khoản chi tiết trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng gồm hai bộ phận là số hiệu tài khoản tổng hợp và tiểu khoản. Số hiệu tiểu khoản đứng sau số hiệu tài khoản tổng hợp, có ký hiệu tiền tệ và cách nhau bởi một dấu chấm (.)

Để dễ dàng hơn trong việc quản lý kinh doanh, ngoại tệ, trên dãy số của số hiệu tài khoản sẽ có thêm ký hiệu tiền tệ cho mỗi loại ngoại tệ. Từng loại ngoại tệ sẽ được mã hoá bằng hai chữ số bắt đầu từ 00 đến 99. Ký hiệu của ngoại tệ được ghi ở trước tiểu khoản bên phải của tài khoản tổng hợp 

Do đó, theo quy định, số hiệu tài khoản chi tiết có công thức: 

XXXX XX . X(XX…)

Trong đó:

XXXX: Tài khoản tổng hợp cấp 3

XX : Ký hiệu tiền tệ

X(XX..): Số thứ tự tài khoản chi tiết (tiểu khoản).

Nhìn chung, đối với tài khoản chi tiết hay còn gọi là tiểu khoản, hệ thống tài khoản kế toán chỉ đưa ra các định hướng chung, giành quyền quyết định về nội dung và số lượng tài khoản chi tiết cho mỗi đơn vị kế toán ngân hàng. Ví dụ, trong mô hình ngân hàng hiện đại được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến, tài khoản chi tiết khách hàng được cấu trúc theo hình thức:

tài khoản chi tiết khách hàng
Tài khoản chi tiết khách hàng

Mẹo nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng nhanh nhất

Có một thực tế đã chứng minh rằng, một kế toán học trong trường 4 năm  hay từng làm việc 10 năm chưa chắc có thể nhớ hết toàn bộ nội dung trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng.

mẹo nhớ bảng hệ thống kế toán
Mẹo nhớ bảng hệ thống kế toán

Việc ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán cũng giống như việc học thuộc bảng cửu chương. Để ghi nhớ, bạn có thể bắt đầu từ những mẹo cơ bản:

1) Học từng loại “Tài Khoản”

Để tránh xảy ra tình trạng bị rối trí, các bạn không nên học liền một lúc cả bảng hệ thống TKKT, thay vào đó mình học từng loại một.

Ví dụ: Đầu tiên là TK đầu 1 ” tài sản ngắn hạn ” – loại này có 24 TK bắt đầu bằng số thứ tự 1, trong đó bắt đầu hai số 11 là các loại tiền, có 3 tài khoản cấp 1 bắt đầu bằng hai số 11 là 111, 112, 113 – đây là các tài khoản rất quan trọng mà các bạn cần phải nhớ (- trên thực tế đây là những TK dễ nhớ nhất ). Lúc này bạn cứ tập trung học lần lượt từng loại TK ở cấp 1, việc học TK cấp 2 nên để đợt sau để tránh gây nhầm lẫn và chán nản khi học bảng hệ thống TKKT.

2) Các bạn có thể phân chia hệ thống TK này ra từng loại để học

Tài khoản Tài SảnĐầu 1 + Đầu 2Phát sinh giảm ghi bên có, phát sinh tăng ghi bên nợ
Tài khoản Nguồn VốnĐầu 3 + Đầu 4      Phát sinh giảm ghi bên nợ và tăng ghi bên có
Tài khoản Doanh ThuĐầu 5 + Đầu 7Có tính chất nguồn vốn
Tài khoản Chi PhíĐầu 6 + Đầu 8Có tính chất tài sản
Tài khoản Xác định KQKDĐầu 9

3) Phân loại hệ thống TKKT 

Nhắc đến TiềnNhớ đến tài khoản đầu 1
Nhắc đến chi phí dài hạn + TSCD    Nhớ đến tài khoản đầu 2
Nhắc đến các khoản phải nộp, nợ phải trảNhớ đến tài khoản đầu 3
Nhắc đến Vốn CSHNhớ đến tài khoản đầu 4
Nhắc đến Doanh thuNhớ đến tài khoản đầu 5; 7
Nhắc đến Chi phíNhớ đến tài khoản đầu 6 và 8
Nhắc đến việc tập hợp CP và DTNhớ đến tài khoản đầu 9

Một lưu ý, để ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiệu quả và sinh động hơn thì nên kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.  Học lý thuyết đến đâu thì hãy kết hợp với làm bài tập. Điều này sẽ giúp bạn có thể nhớ luôn được các tài khoản, kết cấu của tài khoản đó và quan hệ đối ứng giữa các tài khoản.

Các nguyên tắc định khoản kế toán cơ bản :

  •  Xác định đúng đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Bên nợ ghi trước và bên có ghi sau
  • Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
  • Tổng giá trị bên nợ = tổng giá trị bên có
  • Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.
  • Tổng Tài sản = Tổng Nguồn Vốn

Để trở thành một người làm kế toán chuyên nghiệp thì cần nắm và ghi nhớ nội dung cơ bản trong bảng hệ thống tài khoản ngân hàng.

WinPlace hy vọng, những thông trên chia sẻ trên sẽ thực sự giúp ích cho bạn trong việc ghi nhớ tài khoản kế toán ngân hàng.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng