Bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021 không còn xa lạ với dân văn phòng.
Đây là hình thức giúp công ty, doanh nghiệp hệ thống lại số liệu theo dõi dễ dàng và phân bổ nhân lực hợp lý.
Thế nhưng, việc nhớ được chi tiết bảng thì khá khó, kể cả nhân viên chuyên làm.
Vậy nên, bài viết này sẽ hướng dẫn một số mẹo nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021 nhanh chóng.
Hệ thống tài khoản kế toán là gì?
Như chúng ta đã biết, nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hiểu là những hoạt động có liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp.
Trong đó bao gồm mua hàng, bán hàng, thu tiền,…
Từ đó, doanh nghiệp cần có một công cụ phản ánh vấn đề đó cho từng đối tượng kế toán riêng biệt. Và phương tiện đó chính là tài khoản kế toán.
Không có tài khoản kế toán thì mọi công việc vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, công cụ này lại giúp quá trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhanh chóng và chi tiết hơn.
Trên thực tế, một doanh nghiệp tồn tại rất nhiều tài khoản kế toán, tập hợp lại bạn sẽ được một hệ thống tài khoản kế toán.

Qua đó, việc phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế cũng như tài chính phát sinh cụ thể hơn.
Các doanh nghiệp kiểm soát được dòng ra, dòng vào và tình hình tài sản theo trình tự thời gian.
Tất cả loại tài khoản kế toán hiện hành tại doanh nghiệp cần được tổng hợp đầy đủ trong bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021.
Tùy vào hoạt động quản lý của từng doanh nghiệp, họ có thể bổ sung các danh mục chi tiết ngoài các tài khoản kế toán do Nhà nước quy định.
Việc này nhằm mục đích hỗ trợ hạch toán chính xác và chi tiết.
Bảng hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ: Tại đây.
Phân loại tài khoản trong bảng tài khoản kế toán 2021
Ở Việt Nam, tùy vào mục đích mà hệ thống tài khoản kế toán bao gồm nhiều bảng biểu khác nhau.
Điều này nhằm phân loại các tài khoản cũng như điều khoản kinh tế theo trình tự.
Hiện nay, tài khoản kinh tế được phân làm nhiều loại theo từng mục đích, ý nghĩa khác nhau.
Theo nội dung kinh tế
Khi phân loại theo nội dung kinh tế, tài khoản kế toán chia thành 4 loại. Trong đó bao gồm:
- Tài khoản phản ánh tài sản: dùng với mục đích phản ánh toàn bộ tài chính doanh nghiệp đang nắm giữ, loại tài khoản này có hai kiểu ngắn hạn và dài hạn;
- Tài khoản phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh:
- Tài khoản phản ánh doanh thu của hoạt động kinh doanh: trong đó thể hiện cả số vốn bỏ ra và tiền lời doanh nghiệp đạt được;
- Tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản: với nguồn hình thành tài sản của mỗi doanh nghiệp sẽ được hiểu trên hai khía cạnh chủ sở hữu và công nợ.
Theo kết cấu
Đối với kết cấu tài khoản, doanh nghiệp phân loại theo công cụ quản lý phản ánh như thế nào.
Đó có thể là theo dõi biến động, tình trạng các vấn đề tỷ giá ngoại tệ, hao mòn tài sản,…Cụ thể là:
- Tài khoản cơ bản: biểu thị tình trạng thay đổi biến động của tài sản theo giá trị. Loại tài khoản này có liên quan tới nguồn hình thành tài sản như công nợ, nguồn vốn, hỗn hợp (tài sản trả cho người bán và thu của khách hàng). Trong đó tài khoản trả cho người bán phản ánh tình trạng thanh toán và mở chi tiết theo từng đối tượng cụ thể;
- Tài khoản điều chỉnh: gồm hai loại tài khoản gián tiếp và trực tiếp. Đối với gián tiếp, phát hành tùy vào tính năng và mục đích. Cụ thể như dùng để theo dõi dự phòng, hao mòn tài sản cố định. Còn tài khoản trực tiếp lại thể hiện chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và đánh giá lại tài sản.

Theo quan hệ
Mối quan hệ ở đây được hiểu giữa tài khoản và các báo cáo tài chính.
Nhóm phân loại này được chia thành 3 tài khoản thuộc bảng cân đối và báo cáo khác nhau.
- Tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán: trong đây bao gồm hai loại tài khoản phản ánh giá trị tài khoản và nguồn tài khoản hình thành.
- Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán: những loại tài khoản này sẽ dùng với mục đích bổ sung thông tin và làm rõ tất cả các chỉ tiêu đã được đưa ra trong bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp sẽ thực hiện bằng hình thức ghi đơn có kết cấu giống tài khoản phản ánh tài sản;
- Tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: những loại tài khoản này sẽ không có số dư về các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí trả, thu nhập,…
Ý nghĩa của bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021
Bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021 là công cụ hỗ trợ đắc lực cho kế toán viên nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Cách tổng hợp theo bảng mang lại rất nhiều lợi ích và thuận tiện cho người xem.
Những ý nghĩa phải kể đến của bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021 là:
- Tiết kiệm thời gian khi muốn xem lại số liệu ở một thời điểm bất kỳ;
- Dễ dàng theo dõi và quản lý tài khoản kế toán từ đó xây dựng phương án phát triển doanh nghiệp;
- Tổng hợp và xử lý thông tin dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn;
- Cải thiện hơn rất nhiều so với kiểu ghi chép truyền thống, dễ sai sót.

Mẹo nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021 nhanh chóng
Không chỉ với hệ thống tài khoản dài và nhiều, bạn cần phải nhớ chính xác từng con số một trong bảng.
Điều khó khăn này không phải ai cũng có thể thực hiện được, kể cả những người kế toán làm lâu năm.
Chính vì vậy, các mẹo nhỏ để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021 nhanh chóng sau đây sẽ giúp bạn.
Như phân tích ở trên, tài khoản kế toán được chia rất nhiều loại nên gây cản trở không ít tới việc làm bảng.
Tuy nhiên, thực chất bạn chỉ cần chú ý 5 loại tài khoản: tài sản (có đầu 1, 2); nguồn vốn (đầu 3, 4); doanh thu (đầu 5, 7); chi phí (đầu 6, 8); xác định kết quả kinh doanh (911).
Ngoài ra, bạn có thể nhớ chi tiết loại tài khoản cùng đầu 3 số.
Bạn nên nhớ đây là mẹo nhưng học cần phải đi đôi với hành. Việc thường xuyên thực hành sẽ giúp kế toán nhớ lâu và kỹ hơn.
Bên cạnh còn có một số nguyên tắc kế toán cơ bản như sau:
- Tổng nguồn vốn luôn luôn bằng tổng tài sản của doanh nghiệp;
- Khi tài sản tăng thì nguồn vốn cũng từ đó mà tăng lên;
- Muốn tính số dư cuối kỳ, bạn lấy số dư đầu kỳ cộng phát sinh tăng và trừ đi phát sinh giảm trong kỳ.

Những lưu ý cần biết bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021
Như chúng ta đã biết, kế toán viên là những người tỉ mỉ, cẩn thận bởi tính chất công việc này làm việc với nhiều con số.
Chỉ cần lệch một ly có thể ảnh hưởng rất lớn tới tài sản của công ty, doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt công việc, cụ thể là bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021, người kế toán cần lưu ý một số điều sau:
- Khi làm bảng, dòng ghi Có phải ghi so le với dòng ghi Nợ;
- Phải trình bày rõ ràng theo trình tự và để riêng biệt bên Có và bên Nợ (có nghĩa là ghi hết bên Có rồi mới đến ghi bên Nợ ở bên khác);
- Thông tin về nghiệp vụ biến động cũng ghi riêng hai bên tăng và giảm khác nhau;
- Xác định rõ ràng đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh để định khoản được rõ ràng và chính xác.

Bảng hệ thống tài khoản kế toán 2021 mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân viên kế toán và doanh nghiệp.
Nhờ đó, công ty dễ dàng theo dõi, nắm bắt được mọi thông tin qua từng giai đoạn. Hơn nữa quản lý được doanh thu, dòng vốn, tài sản cố định,… từ đó đề ra phương án phát triển kinh doanh.
Với thông tin từ Winplace, bạn sẽ dễ dàng nhớ bảng hệ thống mà không mất thời gian.
Add Comment