Tổng quan về kiến thức bảng định khoản kế toán

bảng định khoản kế toán

Bảng định khoản kế toán là một trong những nội dung nghiệp vụ kế toán quan trọng mà các nhân viên kế toán cần phải hoàn thiện đúng hạn. Vậy bảng định khoản kế toán là gì? Có những vấn đề liên quan đến bảng định khoản kế toán nào quan trọng? Hãy theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Bảng định khoản kế toán doanh nghiệp là gì?

Định khoản kế toán hay còn có tên gọi khác là hạch toán kế toán. Các kế toán viên bộ phận định khoản kế toán cần biết cách xác định và phân biệt một cách rõ ràng các đối tượng để điền đúng thông tin về số tiền nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bảng định khoản kế toán là nghiệp vụ trong lĩnh vực
Bảng định khoản kế toán là nghiệp vụ trong lĩnh vực

Để làm tốt công việc này, các nhân viên kế toán cần biết cách xác định tài khoản nào là tài khoản Nợ và tài khoản nào là Có. Bên cạnh đó, bạn cần phải đảm bảo  mức độ chính xác của vấn đề này để giảm thiểu được những sai sót. Lý do là bất cứ vấn đề nào cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng trong quá trình hoàn thành sổ sách cũng như tài sản doanh nghiệp.

Nguyên tắc và quy trình định khoản kế toán

Có thể bạn chưa biết, nguyên tắc của bảng định khoản kế toán doanh nghiệp được xác định dựa trên sơ đồ mô hình định khoản. Từ đây, người đảm nhận công việc này có trách nhiệm phải đảm bảo đúng nguyên tắc, thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Nguyên tắc về bảng định khoản kế toán gồm những điểm mẫu chốt cần quan tâm như sau:

  • Ghi một bên những biến động tăng, còn những biến động giảm cũng sẽ ghi một bên còn lại nhằm phân tách rõ ràng tránh sự nhầm lẫn số liệu
  • Quy ước về cách viết như sau: Dòng ghi Nợ phải nằm ở vị trí so le với dòng ghi Có
  • Cả hai bên Nợ và Có thì vẫn có thể có số dư nên bạn cần viết ra cụ thể, rõ ràng và chính xác. Nếu biến động tăng ở bên nào thì số liệu cũng sẽ được ghi vào bên đó
  • Tổng giá trị của bên Nợ sẽ bằng với tổng giá trị bên có
Nguyên tắc bảng định khoản kế toán
Nguyên tắc bảng định khoản kế toán

Tìm hiểu thêm về Luật kế toán

Các trường hợp trong định khoản kế toán 

Hiện tại, người ta phát hiện ra 5 trường hợp trong định khoản kế toán. Cùng tìm hiểu về các trường hợp này như sau:

Thuế Giá trị gia tăng

Cho đến thời điểm hiện tại thì tài khoản khấu trừ thuế giá trị gia tăng là 1331, tài khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp là 3331. Và khoản thuế này sẽ được người bán nộp cho ngân sách nhà nước. Đối với người mua thì phải chịu trách nhiệm thanh toán thuế thuế được khấu trừ

Thuế GTGT trong định khoản kế toán
Thuế GTGT trong định khoản kế toán

Tài khoản lưỡng tính

So với các tài khoản khác thì tài khoản lưỡng tính có tính chất khác, cụ thể là về số dư. Theo đó, loại tài khoản này có cả số dư bên Nợ nhưng đồng thời có cả số dư bên Có. Bên cạnh đó, hình thức tài khoản này cũng giúp cho doanh nghiệp nắm được thông tin chính xác trong khâu thanh toán công nợ đối với các cá nhân cũng như tổ chức khác.

Tài khoản điều chỉnh

Khi sử dụng tài khoản thì chắc chắn doanh nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót phát sinh. Do đó, tài khoản điều chỉnh được hình thành với công dụng tính toán các vấn đề, các chỉ tiêu trong tài khoản cơ bản. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phát hiện nhanh chóng sự trùng khớp hay chênh lệch về số liệu hay về tình hình tài sản được xác thực hoặc cung cấp một cách cụ thể.

Nói cách khác, dựa vào tài khoản điều chỉnh thì người ta có thể biết được giá trị thực của tài khoản. Điều này có thể cho thấy kết cấu của tài khoản này ngược với tài sản và có thể ngược hoàn toàn với tài khoản cơ bản.

Với tính chất này thì tài khoản điều chỉnh sẽ nằm trong nhóm tài sản có đầu số 2. Ví dụ: TK 229 là Dự phòng tổn thất tài sản và TK 214 là Hao mòn tài khoản cố định. Theo đó, bên Có sẽ có số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng và ngược lại thì bên nợ sẽ giảm trong cùng kỳ.

Tham khảo thêm dịch vụ: Thành lập mới tại WinPlace

Tài khoản chi phí trả trước

Doanh nghiệp có chi phí trả trước thường chưa được tình vào chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu có thì cũng cưa được tính một cách đầy đủ và hoàn chỉnh. Có thể nói đây là chi phí phát sinh trong quá trình duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi phí trả trước trong định khoản kế toán
Chi phí trả trước trong định khoản kế toán

Theo đó thì mức chi phí này được chia làm hai dạng đó là chi phí ngắn hạn (sử dụng dưới 1 năm) và chi phí dài hạn (sử dụng trên một năm). Quy trình hạch toán đối với chi phí trả trước này cũng được áp dụng với tài khoản 242 và lúc này bên Nợ sẽ có số dư đầu kỳ.

Các tài khoản giảm trừ doanh thu 

Trong quá trình giảm trừ doanh thu thì các doanh nghiệp sẽ phát sinh các khoản tiền điều chỉnh và cung cấp các dịch vụ khác. Ví dụ có thể kể đến là chiết khấu thương mại – tương ứng với TK 5211, thu hồi lại hàng hoá – tương đương với TK 5212. Lúc này, bên Có sẽ có số dư, số phát sinh sẽ giảm và đồng thời thì bên Nợ sẽ tăng, trong cùng 1 kỳ.

Với kiến thức mà chúng tôi chia sẻ thì hi vọng bạn đã có thể hiểu được bảng định khoản là gì và những kiến thức liên quan đến định khoản kế toán. Với những ai đang muốn làm việc trong ngành này thì nên nắm những kiến thức chuyên môn này nhé!

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng