Bảng cân đối kế toán của ngân hàng là loại giấy tờ bao gồm các thông tin tổng hợp về nguồn vốn và tài sản của đơn vị. Thực tế, bảng này có ý nghĩa quan trọng khi là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng kinh tế của ngân hàng. Việc thành lập nội dung này buộc phải đảm bảo đúng nguyên tắc và có cơ sở nhất định. Cùng tìm hiểu cụ thể các vấn đề liên quan trong bài viết.
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng có ý nghĩa như thế nào?
Là thao tác kiểm kê và theo dõi số liệu liên quan đến nhiều vấn đề, bảng cân đối kế toán có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng. Tất cả những khía cạnh như: tài sản cố định, tài sản ngắn hạn, nợ dài/ngắn hạn, nguồn vốn… đều sẽ được tổng hợp. Qua đó, ban lãnh sẽ có cái nhìn chính xác, nắm bắt được tình hình hiện tại của ngân hàng.

Về mặt pháp lý, hệ thống bảng này thể hiện một cách minh bạch giá trị của toàn bộ tài sản mà ngân hàng có. Bởi những dữ liệu này phản ánh tình hình ngay tại thời điểm lập báo cáo nên có mức độ chính xác cao.
Về mặt kinh tế, bảng tổng hợp này thể hiện được quy mô của ngân hàng. Theo đó, những loại tài sản vật chất hay phi vật chất đều được kiểm tra, định giá và công bố. Như vậy, ban lãnh đạo sẽ có thể xem xét, nhận định và đưa ra định hướng phát triển cụ thể.
Việc xây dựng bản báo cáo dạng bảng này của kế toán ngân hàng cũng mang lại ý nghĩa lớn trong việc xem xét nguồn vốn. Theo đó, khi xét về mặt pháp lý, đơn vị có thể nắm rõ được nghĩa vụ pháp lý trong vấn đề hoàn trả các khoản nợ. Khi xét về mặt kinh tế, đơn vị nắm được thông tin nguồn vốn huy động và đầu tư.
Từ đó, ngân hàng có thể cân nhắc và xem xét đến khả năng tự chủ về tài chính. Đồng thời, đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng và lên các kịch bản cụ thể nhất để đối phó với các rủi ro về tài chính có thể xảy ra.
Nguyên tắc thành lập bảng cân đối kế toán của ngân hàng
Nhằm đảm bảo mức độ chính xác và hợp pháp của bảng cân đối kế toán ngân hàng, người thực hiện cần phải tuân thủ đúng quy tắc. Dưới đây là những vấn đề cần được quan tâm khi lập báo cáo:
Đảm bảo khâu chuẩn bị
Nhiệm vụ của nhân viên kế toán là phải tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh trước khi bước vào quá trình lập báo cáo. Đồng thời, các thông tin về kiểm kê cũng cần phải hoàn thiện. Sau đó, thực hiện thao tác so sánh vấn đề thu/chi.
Đồng thời, không quên đối chiếu với số liệu trên sổ để có được sự chính xác cao nhất. Khâu này có vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định mức độ chính xác của công việc nên cần sự tập trung và chuyên môn nghiệp vụ kế toán;
Phân loại tài sản, nợ phải trả
Việc phân loại tài sản, nợ phải trả giúp cho quá trình lập bảng được chi tiết và nhanh chóng hơn. Khi dữ liệu đã được phân tích rõ ràng, chi tiết, kế toán sẽ tránh được tình trạng nhầm lẫn, sai sót không đáng có.
Có hai loại tài sản, nợ phải trả:
- Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn: Điều kiện để thiết lập trường hợp này là ngân hàng phải thu hồi, thanh toán trong vòng 12 tháng;
- Tài sản, nợ phải trả dài hạn: Điều kiện để thiết lập trường hợp này là ngân hàng phải thu hồi, thanh toán trong thời hạn hơn 12 tháng;
Lưu ý đến số dư của các mục phát sinh
Mục phát sinh số dư giữa các đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân cần được loại trừ. Thao tác này do đơn vị cấp trên thực hiện. Những số dư trong diện này thuộc vào các mục: cho vay nội bộ, khoản thu/trả nội bộ…

Lưu ý đến số liệu được miễn trình bay
Để đảm bảo mức độ chính xác của bản báo cáo, kế toán cần kiểm tra kỹ càng chứng từ. Những chỉ tiêu có trong bảng nhưng không có số liệu, dữ liệu hay thông tin chứng từ thì không cần trình bày.

Cơ sở để thành lập bảng cân đối kế toán ngân hàng
Cơ sở để thành lập bảng cân đối là nơi mà kế toán dựa vào để lấy dữ liệu, thông tin. Đồng thời, đó còn phải bao gồm cả những chứng từ, giấy tờ xác minh, chứng nhận hợp pháp để làm căn cứ đối chiếu. Đặc biệt là khi có các sự kiện quan trọng như: ban lãnh đạo kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan. Vậy những cơ sở cụ thể ở đây là gì?

- Sổ kế toán tổng hợp;
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết;
- Bảng cân đối kế toán của ngân hàng các năm gần nhất;
Mẫu bảng cân đối kế toán của ngân hàng mới nhất
Mẫu bảng cân đối kế toán của ngân hàng được Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014. Theo đó, bộ phận kế toán cần thực hiện theo những hướng dẫn và quy định tại biểu mẫu của thông tư 200/2014/TT-BTC. Cấu trúc chung của bảng bao gồm:
- Ngày/tháng/năm lập bảng ở phần trên cùng;
- Đơn vị tính: thông thường sử dụng đơn vị Đồng;
- Nội dung của bảng cân đối kế toán: Bao gồm 4 mục lớn( A – Tài sản ngắn hạn, B – Tài sản dài hạn, C – Nợ phải trả, D – Vốn chủ sở hữu). Theo đó, cuối mỗi nội dung cần phần tổng cộng tài sản và tổng cộng nguồn vốn.
- Cuối bảng báo cáo là số chứng chỉ hành nghề và xác nhận của các đơn vị, cá nhân có liên quan.

Khi thực hiện bảng cân đối kế toán, bạn cần đảm bảo hiểu rõ những nội dung, yếu tố chủ chốt. Có 10 vấn đề quan trọng trong bảng, cụ thể như sau:
- Mục A – tài sản ngắn hạn, mã số 100: Mục này biểu thị các khoản tiền, tài sản ngắn hạn, khoản đầu tư, hàng tồn kho, khoản thu ngắn hạn… Trong đó, những tài sản không phải là tiền nhưng cũng sẽ được liệt kê nếu có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể sử dụng trong thời gian dưới 12 tháng. Đối với những đơn vị tính theo chu kỳ kinh doanh thì thời gian này được quy đổi thành một chu kỳ;
- Mục B – tài sản dài hạn, mã số 200: Mục này biểu thị lượng tài sản sử dụng trên 12 tháng (tính từ thời điểm làm bảng cân đối kế toán). Có thể kể đến như: tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư, các khoản thu dài hạn;
- Tổng tài sản, mã số 270: Mục này biểu thị tổng giá trị tài sản mà ngân hàng có (tính tại thời điểm làm bảng). Mức này bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn;
- Mục C – Nợ phải trả, mã số 300: Mục này biểu thị khoản nợ mà ngân hàng phải trả. Nợ được phân thành nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Những số liệu này được tính tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán;
- Nợ ngắn hạn, mã số 310: Nợ ngắn hạn mà một phần trong mục nợ phải trả. Số liệu này biểu thị tổng khoản nợ có thời hạn hoàn trả dưới 12 tháng. Cũng sẽ được áp dụng dưới 1 chu kỳ đối với các đơn vị có cách tính theo chu kỳ;
- Nợ dài hạn, mã số 330: Nợ dài hạn là một phần trong mục nợ phải trả. Số liệu này là khoản nợ cần thanh toán trong thời hạn từ 12 tháng trở lên;
- Mục D – Vốn chủ sở hữu, mã số 410: Mục này phản ánh số tiền đóng góp của các cổ đông. Những con số được tính tới thời điểm thành lập bảng;
- Nguồn chi phí và quỹ khác, mã số 430: Mực này biểu thị các vấn đề như: chi phí hoạt động, chi phí cho dự án; Kế toán tổng hợp tất cả các khoản phí phát sinh;
- Tổng cộng nguồn vốn, mã số 440: Thao tác tổng cộng nguồn vốn biểu thị tổng giá trị nguồn vốn mà đơn vị đang sở hữu. Con số được ghi lại tại thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn này là cơ sở hình thành tài sản, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Việc lập bảng cân đối kế toán của ngân hàng giúp biểu thị những thông tin về tài sản và nguồn vốn một cách cụ thể tại những thời điểm nhất định. Công việc này đòi hỏi tính chính xác cao, tuân thủ đúng nguyên tắc. Đồng thời, khi lập báo cáo, bộ phận kế toán cũng cần kiểm tra chính xác, đối chiếu vào cơ sở xác minh có sẵn.
Liên hệ với Winplace để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
Website: www.winplace.com.vn
Fanpage: Winplace Coworking Space
Hotline: 097 631 2066 – 0938 80 90 70
Add Comment