Những điều cần biết về vốn cố định trong bảng cân đối kế toán

vốn cố định trong bảng cân đối kinh doanh

Vậy vốn cố định trong bảng cân đối kế toán là gì? Trong môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp thông thường bạn thường hay nghe đến thuật ngữ vốn cố định. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được bản chất của thuật ngữ này. Nó có đặc điểm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Vốn cố định trong bảng cân đối kế toán là gì?

Đối với một doanh nghiệp thì việc mua sắm, lắp đặt, bảo trì, hay xây dựng các tài sản cố định là vô cùng cần thiết. Và các khoản tiền doanh nghiệp phải thanh toán cho các chi phí này chính là vốn cố định. Loại vốn này thường sẽ được bộ phận kế toán tổng hợp trong các bảng cân đối kế toán.

Vốn cố định thông thường được biết đến dưới 3 hình thức khác nhau. Cụ thể bao gồm các loại vốn cố định như:

Vốn cố định trong bảng cân đối kế toán là gì?
Vốn cố định trong bảng cân đối kế toán là gì?
  • Tài sản cố định: Là tài sản có giá trị lớn nhằm phục vụ quá trình hoạt động, sản xuất, vận hành của doanh nghiệp. Ví dụ như các máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng,…
  • Đầu tư dài hạn: Là khoản chi phí với mục đích đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp và thường có thời gian thu hồi vốn từ 1 năm trở lên. Ví dụ như doanh nghiệp mua chứng khoán, trái phiếu, cho vay dài hạn,…
  • Chi phí sản xuất cơ bản dở dang: Đây chính là nguồn vốn được sử dụng để tạo ra hoặc bảo trì tài sản cố định, nhưng do quá trình đầu tư đang dang dở. Bởi vậy bộ phận kế toán sẽ chuyển vào TSCĐ khi quá trình đầu tư đã được hoàn thành.

Tìm hiểu thêm về Luật kế toán

Các đặc điểm của vốn cố định trong cân đối kế toán

Vốn cố định trong bảng cân đối kế toán có một số đặc điểm nhất định mà người thực hiện cần biết. Cụ thể bao gồm các yếu tố như:

  • Vốn cố định thường xuyên tham gia vào quá trình sản xuất nhằm duy trì mức độ hiệu quả của tài sản cố định. Bởi tài sản này được sử dụng xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những chu trình hoạt động mang tính quyết định.
  • Trong suốt quá trình hoạt động của công ty vốn cố định sẽ được luân chuyển từng phần và được lưu chuyển dần dần vào chu trình sản xuất.
  • Một vòng luân chuyển vốn cố định được xác định sau nhiều chu kỳ sản xuất.
Các đặc điểm của vốn cố định trong cân đối kế toán
Các đặc điểm của vốn cố định trong cân đối kế toán

Vị trí của vốn cố định trong bảng cân đối kế toán

Trong một bảng cân đối kế toán cụ thể vốn cố định thường sẽ không được thể hiện trực tiếp trong một chỉ tiêu. Mà thông thường nguồn vốn này sẽ được thể hiện thông qua các giá trị của tài sản cố định doanh nghiệp đã đầu tư và xây dựng trong suốt quá trình sản xuất. 

Bởi vậy, khi nhắc đến vốn cố định của một doanh nghiệp thì bạn cần nhớ ngay đến các tiêu chí như:

  • Giá trị tài sản cố định
  • Chi phí xây dựng dang dở
  • Giá trị tài sản cố định thế chấp dài hạn
  • Số tiền đầu tư vào tài chính dài hạn
Vị trí của vốn cố định trong bảng cân đối kế toán
Vị trí của vốn cố định trong bảng cân đối kế toán

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập doanh nghiệp mới cùng WinPlace

Vai trò của vốn cố định trong bảng cân đối kế toán

Sau khi đã nắm được các thông tin cơ bản về vốn cố định trong bảng cân đối kế toán thì bạn cần nắm được vai trò của nó. Cụ thể vốn cố định trong bảng cân đối kế toán bao gồm các vai trò như:

  • Vốn cố định giúp quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra một cách liên tục từ sắm thiết bị sản xuất đến bán ra thành phẩm. Và đặc biệt quan trong khi nguồn vốn này dùng để nâng cấp thiết bị tiên tiến để tăng năng suất máy móc, lao động. Giảm giá thành tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
  • Nguồn vốn cố định sẽ trực tiếp tác động đến vấn đề đa dạng hóa ngành nghề của doanh nghiệp. Bởi quy mô vốn sẽ có tác động rất lớn đến tất cả các hoạt động liên quan đến phát triển, xây dựng các phương án kinh doanh phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp có nguồn vốn cố định lớn có thể hạn chế được các áp lực về rủi ro, tổn thất trong quá trình sản xuất. Đặc biệt là các nguyên nhân khách quan như biến động thị trường hay lạm phát, khủng hoảng tài chính.
  • Khi doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì họ sẽ luôn nắm thế chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Vai trò của vốn cố định trong bảng cân đối kế toán
Vai trò của vốn cố định trong bảng cân đối kế toán

Các chỉ tiêu đánh giá sự hiệu quả trong vốn cố định

Để xem xét doanh nghiệp của bạn có đang sử dụng hiệu quả vốn cố định hay không thì cần dựa vào nhiều yếu tố. Sau đây là một số yếu tố cụ thể mà bạn nên biết:

  • Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn cố định
  • Dựa vào tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
  • Dựa vào hàm lượng vốn cố định
  • Dựa vào hệ số trang bị tài sản cố định
  • Dựa vào tỷ suất đầu tư tài sản cố định
  • Dựa vào kết cấu tài sản cố định của doanh nghiệp

Kết luận

Vốn cố định trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi công ty. Bởi nó quyết định đến sự phát triển, cơ sở vật chất của công ty đó. Muốn tạo ra nhiều lợi nhuận và năng cao giá trị doanh nghiệp thì cần phải củng cố vốn cố định. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin để hiểu thêm về loại vốn này.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng