Bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án nhằm phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Đồng thời, đây cũng là file tham khảo nếu đơn vị muốn kiểm tra nghiệp vụ của kế toán viên, xét tăng lương, cấp bậc.
Winplace đã tổng hợp các bài test chi tiết, có tính phân hóa cao để doanh nghiệp sử dụng.
Tại sao cần sử dụng bài test nghiệp vụ?
Dù rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng ngân hàng câu hỏi để tạo ra các bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án nhưng cũng có nhiều đơn vị chưa biết lợi ích của dạng đề này.
Cùng Winplace điểm qua một số lợi ích khi chuẩn bị sẵn một hệ thống gồm nhiều câu hỏi nghiệp vụ liên quan đến kế toán.

Đánh giá năng lực ứng viên
Tuyển dụng luôn là công việc tốn nhiều thời gian của các bộ phận.
Thông thường, các doanh nghiệp thường đánh giá ứng viên thông qua 2 vòng: phỏng vấn với bộ phận nhân sự và phỏng vấn với bộ phận chuyên môn.
Tuy nhiên, khi khối lượng công việc ngày càng lớn, các doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian và công sức cho khâu tuyển dụng đã xây dựng một bài test có tính phân hóa cao để đánh giá ứng viên.
Như vậy, bộ phận chuyên môn, chẳng hạn kế toán, không cần cử nhân sự để tuyển dụng và đánh giá khả năng xử lý công việc của ứng viên.
Việc phỏng vấn có thể được thực hiện bởi phòng nhân sự. Ứng viên có thể được nhận một bài test để làm tại nhà hoặc ngay tại công ty.
Dựa trên số điểm hoàn thiện sau khi hoàn thành bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án, doanh nghiệp có thể đánh giá phần nào kiến thức của ứng viên.
Trường hợp doanh nghiệp vẫn sắp xếp được trưởng/phó bộ phận phỏng vấn, cuộc trao đổi vẫn được rút ngắn đáng kể.
Bởi thông qua bài test, trưởng/phó bộ phận có thể nắm được sơ lược khả năng của ứng viên.
Tiếp theo, họ có thể đào sâu vào những kiến thức chuyên môn dựa trên kết quả bài test, hoặc hỏi thêm những kiến thức bên ngoài để đánh giá tốt nhất.
Nhìn chung, bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều thời gian trong khâu tuyển dụng.
Tuyển dụng ứng viên đáp ứng yêu cầu riêng
Mỗi bài test cho một vị trí, doanh nghiệp có thể xây dựng một bộ câu hỏi với mức độ đơn giản/phức tạp khác nhau.
Không chỉ vậy, nghiệp vụ kế toán rất rộng, mỗi vị trí có yêu cầu và cần nắm lượng kiến thức riêng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một bộ câu hỏi riêng cho từng vị trí cho doanh nghiệp.
Ví dụ: kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán thanh toán, kế toán sản xuất, kế toán kho, kế toán dự án,…
Doanh nghiệp có thể xây dựng bộ câu hỏi cho từng vị trí để chọn được ứng viên đáp ứng yêu cầu, nắm vững nghiệp vụ.

Kiểm tra trình độ của kế toán viên
Không chỉ sử dụng để tuyển dụng, một số doanh nghiệp sử dụng bài test như “công cụ” đánh giá năng lực và xét tăng lương, tăng chức cho nhân viên trong công ty.
Ngoài ra, một số kế toán viên có nhu cầu thi kế toán trưởng cũng quan tâm đến các bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án nhằm ôn luyện và nâng cao trình độ của bản thân.
Cấu trúc chung của bài test nghiệp vụ
Thiết kế của bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án còn phụ thuộc vào yêu cầu và sự kỳ vọng của doanh nghiệp.
Một số đơn vị không chỉ đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn mà còn xây dựng đề thi nhằm đánh giá thái độ, hành vi và tâm lý của người thực hiện.
Tất nhiên, trường hợp các đề thi có các câu hỏi dạng này, doanh nghiệp nên thông báo trước cho ứng viên và cam kết không tiết lộ thông tin cá nhân, lựa chọn và bài làm của ứng viên nếu chưa được sự đồng ý.
Cấu trúc chung của bài test nghiệp vụ có đáp án bao gồm:
Thông tin chung
Đây là phần thông tin chung ứng viên/kế toán viên cần điền để xác thực người làm bài. Những thông tin trong phần này phải đủ để doanh nghiệp xác thực được ai là người thực hiện bài thi.
Một số thông tin cơ bản cần điền trong bài test gồm:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Số chứng minh nhân dân
- Số điện thoại
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác sử dụng phần thông tin chung như một bản “Sơ yếu lý lịch tự khai” của ứng viên.
Cụ thể, người làm bài đánh giá sẽ phải điền các thông tin liên quan đến kinh nghiệm, sở thích, mức thu nhập mong muốn,…
Như đã chia sẻ, phần thông tin chung tùy thuộc vào kỳ vọng về thông tin mà doanh nghiệp mong muốn nhận được để điều chỉnh.

Câu hỏi về chuyên ngành kế toán
Các câu hỏi về chuyên ngành kế toán cần lựa chọn để xây dựng bộ đề phù hợp với từng vị trí.
Ở mỗi vị trí, ứng viên sẽ phải có trình độ, nghiệp vụ, kiến thức riêng để làm tốt công việc của mình.
Ngoài ra, cấp độ của vị trí tuyển dụng cũng quyết định đến câu hỏi ra đề.
Chẳng hạn, đề kiểm tra dành cho vị trí fresher, mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm sẽ khác nhiều so với vị trí junior hoặc senior.
Doanh nghiệp xây dựng bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án càng chi tiết, khả năng tuyển dụng được ứng viên phù hợp càng cao.
Bên cạnh đó, câu hỏi trong đề thi cần có tính phân hóa và dàn trải.
Đơn vị có thể tính toán để đưa ra mật độ phù hợp cho mức độ khó trong đề. Chẳng hạn: 30% câu hỏi mức cơ bản, 40% mức độ trung bình và 50% ở mức độ khó.
Mức độ dàn trải thể hiện ở việc câu hỏi được đặt ra liên quan đến hầu hết những nghiệp vụ mà vị trí đang tuyển dụng yêu cầu.
Chẳng hạn, nếu tuyển dụng một kế toán kho, bộ đề được chuẩn bị cần bao hàm đủ các kiến thức liên quan:
- Cách viết, xác định tính hợp lệ của hóa đơn chứng từ;
- Xử lý số liệu ra và vào;
- Xử lý tình huống khi thiếu hụt nguyên vật liệu;
- Khả năng kiểm soát hàng tồn kho;
- Công nợ;
- Kiểm kê hàng hóa;
- Hạch toán nguyên liệu, nhập/xuất hàng hóa;
- Báo cáo kế toán;
- Đối chiếu số lượng;
- …
Câu hỏi xử lý tình huống
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kế toán phải có khả năng ứng biến trong các tình huống phát sinh.
Đó là lý do rất nhiều doanh nghiệp xây dựng thêm các câu hỏi tình huống và yêu cầu ứng viên đưa ra phương hướng giải quyết.
Dạng câu hỏi này không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng làm việc, nghiệp vụ chuyên môn của người ứng tuyển, câu hỏi tình huống là cách kiểm tra tính nhạy bén, tâm lý của ứng cử viên khi gặp sự cố phát sinh.

Thông thường, các câu hỏi tình huống thường được yêu cầu trả lời ở dạng tự luận. Đây gần như một dạng thi viết với rất nhiều cách trả lời.
Tùy thuộc vào tính hợp lý của đáp án, ứng viên sẽ nhận được số điểm tương ứng.
Chính điều này khiến việc xây dựng bộ câu hỏi này gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi việc xây dựng bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án được tiến hành nhằm mục tiêu giảm áp lực cho bộ phận chuyên trách (kế toán, nhân sự).
Tuy nhiên, với các câu hỏi không có đáp án chuẩn, bộ phận tuyển dụng không thể đánh giá chuẩn xác về bài làm của ứng viên.
Do đó, bộ phận kế toán sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra đáp án.
Ngoài ra, những câu không có đáp án chuẩn xác còn có hạn chế: chấm điểm theo cảm tính.
Vì vậy, khi xây dựng những câu hỏi dạng này trong đề thi, doanh nghiệp cần giao cho trưởng/phó bộ phận kiểm tra để đánh giá khả năng xử lý có phù hợp với “tinh thần” làm việc của phòng/ban hay không.
Tổng hợp các bài test nghiệp vụ có đáp án
Tham khảo bài test nghiệp vụ kế toán tại link. Đây là link tham khảo phù hợp để tuyển dụng kế toán chưa có, hoặc có dưới 1 năm kinh nghiệm. Doanh nghiệp có thể tham khảo để bổ sung vào ngân hàng đề test của đơn vị.
Winplace đã chia sẻ thông tin chi tiết nhất về bài test nghiệp vụ kế toán có đáp án.
Đây là những gợi ý chung nhất để doanh nghiệp xây dựng đề kiểm tra, đánh giá năng lực ứng viên.
Bạn có thể tham khảo, áp dụng tạo ra bộ để chuẩn nhất cho các kỳ tuyển dụng, xét tăng cấp, tăng lương của doanh nghiệp.
Add Comment