6 Kinh nghiệm khởi nghiệp giúp bạn thành công

Ngày nay, có càng nhiều các bạn trẻ lựa chọn xây dựng một đế chế cho riêng mình. Nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu phát triển sự nghiệp của bạn trẻ tăng cao. Trong quá trình xây dựng sự nghiệp, nhiều người gặp phải thất bại và bỏ cuộc nhưng một số khác lại thành công. Do vậy, kinh nghiệm khởi nghiệp hun đúc từ những người thành công sẽ là một yếu tố giúp bạn tốt hơn khi bắt đầu kinh doanh. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp: Tìm kiếm ý tưởng tiềm năng 

Con đường kinh doanh luôn khắt khe với tất cả mọi người. Không phải ý tưởng nào cũng có thể giúp bạn thành công. Nếu những ý tưởng không khả thi, hợp lý sẽ bị xã hội đào thải. Do vậy, bước đầu tiên trong kinh nghiệm khởi nghiệp được chia sẻ đó là phải tìm kiếm được nhiều nguồn ý tưởng tiềm năng. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp
Bạn cần tìm kiếm được ý tưởng tiềm năng, khoa học

Bất kỳ một dự án nào cũng bắt nguồn từ ý tưởng, đây là bước đặt nền tảng cho con đường thành công của bạn. Ngày nay, số lượng bạn trẻ bắt đầu kinh doanh ngày càng tăng lên. Với tuổi trẻ, sức lực dồi dào của mình, nhiều bạn có được các ý tưởng cực kỳ táo bạo. 

Tuy nhiên, một ý tưởng độc đáo không hẳn có thể giúp bạn thành công khi khởi nghiệp. Nếu như ý tưởng đó không khả thi trên thực tế thì khả năng gặp phải thất bại cực kỳ lớn. Bạn phải chắc chắn rằng ý tưởng của mình có thể triển khai, vận hành trơn tru nhất có thể. 

Trong việc tìm kiếm ý tưởng, bạn phải chi tiết hóa được những điều đó thông qua mục tiêu, định hướng, v.v. Ngoài ra, bạn cũng phải đánh giá ý tưởng khi đặt vào nhu cầu thị trường và tiềm năng trong tương lai. Công nghệ phát triển giúp cho việc đánh giá thị trường dễ dàng hơn rất nhiều. Do vậy, bạn cần tìm kiếm và đánh giá ý tưởng cẩn thận trước khi bắt tay vào thực hiện chúng. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp: Biến ý tưởng thành các sản phẩm thực tế

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố, bạn đã tìm được cho mình một ý tưởng tuyệt vời. Khi đó, bước đầu tiên trong con đường khởi nghiệp của bạn đã hoàn thành. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ, bạn sẽ không thể nào thành công khi những ý tưởng của mình chỉ nằm trên giấy tờ. 

Bạn cần biến ý tưởng của mình trở thành thành phẩm trên thực tế. Đồng thời, trước khi bắt tay vào phát triển hàng loạt, bạn cần phải có một sản phẩm để đánh giá tiềm năng, chất lượng. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp
Bạn cần phát triển ý tưởng thành sản phẩm thực tế

Bạn có thể tạo ra sản phẩm demo nhỏ để tham khảo ý kiến thị trường. Bạn có thể mang sản phẩm cho nhiều người dùng sử dụng thử. Sau đó, người dùng sẽ phản hồi cho bạn về ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm. Khi đó, nhà khởi nghiệp có thể dựa trên những thông tin đó để cải tiến cho sản phẩm của mình. 

Những khảo sát sẽ cho bạn cái nhìn khách quan hơn với sản phẩm của mình. Một số khía cạnh bạn cảm thấy tốt nhưng khách hàng khi sử dụng lại cảm thấy phiền toái. Đồng thời, khảo sát có thể giúp bạn biết khách hàng mong muốn sử dụng sản phẩm với mức giá bao nhiêu. Từ đó, khi đưa sản phẩm ra thị trường, các startup sẽ cho ra mức giá vừa với nhu cầu của người dùng vừa có lợi nhuận. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp: Dám đối mặt với thất bại, thách thức

Một trong những kinh nghiệm khởi nghiệp được nhiều người chia sẻ là phải biết đối mặt với khó khăn, thử thách. Đây là một kinh nghiệm quý báu đối với nhiều người trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Kể cả những ông chủ lớn thì vẫn phải trải qua nhiều lần thất bại, vấp ngã trong đời. Do vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình tâm lý vững vàng khi bước vào con đường khởi nghiệp. 

Thực tế chỉ ra rằng, những startup lúc bắt đầu sự nghiệp luôn gặp khó khăn từ nhiều phía. Nếu như không giữ được tinh thần lạc quan, kiên cường thì bạn rất khó để thành công. Bên cạnh tinh thần lạc quan, bạn phải giữ cho mình sự tỉnh táo và khôn ngoan kể cả khi thất bại. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp
Cần bình tĩnh trước khó khăn, thử thách

Nhiều người khi thất bại chỉ luôn nghĩ về những thứ mà mình đã bị mất đi. Sự bi quan ấy chôn vùi và khiến bạn không có niềm tin để bắt đầu lại. Tuy nhiên, bạn nên phân tích những nguyên nhân khiến mình thất bại. Đôi khi điều này có thể giúp bạn tìm được một cơ hội khác trong cơ hội khởi nghiệp của mình. 

Kinh nghiệm từ thất bại có thể là bàn đạp cho thành công sau này. Những kinh nghiệm quý báu đó có thể giúp bạn tìm được sai sót, cải thiện được những vấn đề mà mình mắc phải. Dựa vào đó để thay đổi tư duy, cách quản lý sẽ là cách giúp bạn thành công. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp: Tìm người đồng sáng lập, đối tác kinh doanh

Con đường sự nghiệp luôn rộng lớn hơn những gì bạn nghĩ. Chỉ với sức của một người, bạn có thể sẽ không làm được gì cả. Tuy nhiên, khi có sự hỗ trợ của những người đồng chí hướng, bạn sẽ làm nên những điều tuyệt vời. Do vậy, một kinh nghiệm khởi nghiệp được nhiều người chia sẻ là tìm được người đồng sáng lập, nhà đầu tư để hợp tác phát triển. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp
Tìm kiếm đối tác để cùng phát triển

Việc có nhà đầu tư sẽ giúp bạn tăng thêm nguồn vốn trong quá trình kinh doanh của mình. Đồng thời, đối tác sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức, các mối quan hệ trong xã hội đa dạng hơn.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý cẩn thận trong việc chọn những người đầu tư. Chín người mười ý, đôi khi giữa những người sáng lập vẫn tồn tại sự bất đồng quan điểm. Nếu bạn thật sự muốn tìm người hợp tác, hãy tìm những người quen để học hỏi và phát triển. Khi đó, sự rủi ro trong khi tìm người đồng sáng lập sẽ giảm đi đáng kể. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp: Dám “nghĩ lớn”

Một kinh nghiệm khởi nghiệp được nhiều ông lớn chia sẻ đó là phát triển và lựa chọn những khoảng trống chưa có ai tìm đến. Khi đó, khả năng thành công của việc kinh doanh sẽ tăng thêm rất nhiều. 

Tuy nhiên, bạn không thể nào giới hạn dự án của mình ở một khoảng không gian nhỏ hẹp. Bạn cần phát triển dự án của mình, có các chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững trong tương lai. Khi đó, dự án khởi nghiệp của bạn mới có thể tồn tại bền vững. 

Nghĩ lớn không chỉ là khát vọng làm giàu mà còn là định hướng chiến lược giúp bạn nhìn rõ quy mô phát triển trong tương lai. Những startup không dám nghĩ lớn sẽ gặp phải bế tắc khi làm việc và bị thị trường bão hòa khi đến thời điểm nhất định. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp: Tiếp tục cố gắng, học hỏi

Là một nhà khởi nghiệp, bạn nắm giữ nhiều vai trò khác nhau trong doanh nghiệp của mình. Cụ thể hơn, bạn sẽ phải quản lý, điều hành từ khâu sản xuất cho đến khi đưa ra thành phẩm. Tuy nhiên, bạn không phải là người đa năng, có một số kiến thức bạn vẫn chưa biết. Do vậy, bạn phải tiếp tục học hỏi thêm nhiều điều khi bắt đầu khởi nghiệp. 

Kinh nghiệm khởi nghiệp
Phải học hỏi thêm nhiều điều

Việc học hỏi, cố gắng có vai trò quan trọng và là kinh nghiệm khởi nghiệp được nhiều tỷ phú chia sẻ. Khi kiến thức tăng lên, tầm nhìn của bạn cũng được mở rộng và giúp điều hành doanh nghiệp tốt hơn. 

Bên cạnh đó, xã hội ngày nay liên tục phát triển với nhiều công nghệ mới ra đời. Bạn cần học hỏi để định hướng sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể vạch ra được các chiến lược phát triển rõ ràng và khoa học. 

Bạn phải tiếp thu các luồng tư tưởng hiện đại để kết hợp với việc kinh doanh của công ty. Nếu như bạn không học hỏi thì sẽ bị lạc hậu, khi đó, doanh nghiệp của bạn sẽ bị thị trường đào thải. Do vậy, dù cho đã thành công bước đầu hay mới đặt chân vào con đường khởi nghiệp, bạn cần phải liên tục học tập và trau dồi bản thân. Bạn có thể tham khảo các khoán học của Khan Academy, Linkedin,… để nâng cao vốn hiểu biết.

Có thể thấy rằng con đường khởi nghiệp cần một sự nỗ lực phi thường để đạt được thành công. Những kinh nghiệm khởi nghiệp sẽ như những ngọn đèn soi sáng cho bạn trong con đường sự nghiệp của mình. Bạn có thể tham khảo 6 tips trên từ Winplace để áp dụng cho quá trình sắp tới của mình.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng